Tối qua, 30/5/2011, đêm thơ “Vũ Minh-Một đời thơ cho quê hương” đã diễn ra trong không khí đầm ấm giữa nhà thơ với các hội viên Hội VH-NT tỉnh Quảng Nam, câu lạc bộ thơ Hoài Phố và đông đảm công chúng yêu thơ.
Mỗi đêm có đến hàng chục du khách, đa phần là người nước ngoài tụ tập tại công viên Kazit, đường Trần Phú (Hội An) để tham gia trò chơi dân gian Bịt mắt đập nồi – một trò chơi dân gian đang mai một, nhưng ở Phố Cổ loại hình này vẫn đang thu hút đông đảo người chơi.
Nếu một lần xuôi về Quảng Nam, giữa trời nước mênh mang bạn sẽ được thả hồn phiêu du cùng làn điệu hò khoan của con người, xứ sở.
Gần 200 chú diều “khủng” với nhiều hình thù độc đáo và ấn tượng đã bay lượn thỏa thích trên bãi biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) trong một ngày trời đầy nắng và gió đã làm cho hàng ngàn du khách thích thú.
Buổi sáng tinh mơ yên bình, thả bộ trên con phố nhỏ bất chợt ngẩn ngơ bởi bằng lăng đã tím ngát cả con đường. Một làn gió nhẹ nhàng thổi đến từ hướng sông Hoài khiến những cánh bằng lăng mỏng manh rắc nhẹ xuống đất.
Mùa hè 2011, Trung tâm VH-TT Hội An phối hợp với Phòng GD-ĐT Thành phố mở các lớp năng khiếu cho học sinh. Đây là hoạt động đã được duy trì hàng năm nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các em vào dịp hè.
Di tích lịch sử - văn hóa là bản "thông điệp" được vật chất hóa của ông cha gửi lại cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau; là một thành tố quan trọng thể hiện sinh động và cụ thể bản sắc văn hóa của dân tộc. Cả nước hiện còn hơn 40 nghìn di tích được kiểm kê, trong đó có hơn 6.000 di tích cấp tỉnh, hơn 3.000 di tích cấp quốc gia, 10 di tích (xếp hạng đợt I) cấp quốc gia đặc biệt, sáu khu di sản được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Do những nguyên nhân khác nhau, nhiều di tích đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian đã nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và toàn xã hội. Tuy nhiên, để công tác này hiệu quả, không sa vào hình thức đánh mất đi phần “hồn” của văn hóa dân gian mới là điều đáng bàn.
Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An đang triển khai nghiên cứu đề tài “Bố trí không gian trong ngôi nhà cổ Hội An”. Đây là đề tài được các tình nguyện viên của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA tại Hội An phối hợp thực hiện với sự tham gia của đại diện một số chủ di tích và cơ sở kinh doanh trong khu phố cổ.
Năm tuyến đường trong khu vực rộng chừng 3km2 có đến gần 100 phòng tranh. Đó là “phố tranh”, “chợ tranh” sầm uất tại phố cổ Hội An, Quảng Nam. Từ ngày phố cổ lên ngôi Di sản văn hóa thế giới, hàng lưu niệm, dịch vụ bung ra hết cỡ, thị trường tranh bắt đầu sôi động. Điều rất lạ là sao cứ là tranh mà không phải là hàng lưu niệm để trưng bày, giới thiệu cho ai đến thăm nhà mình, rằng tôi đã đến chỗ này, chỗ kia?
Một sớm tinh sương ngang qua những cánh đồng vùng ngoại ô Cẩm Hà (Hội An), dọc đường về làng rau Trà Quế, người đi đường hẳn không khỏi một chút ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tinh khôi của rừng hoa xuyến chi.
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 01/4/2011 tại TP.Hội An tổ chức đêm giao lưu âm nhạc với sự góp mặt của ca sĩ Hội An và đông đảo công chúng yêu âm nhạc.
Nếu ai là con em của miền Trung ắt hẳn đã từng nghe hoặc biết về bài chòi, một trò chơi dân gian vẫn còn được lưu giữ và đang phát triển tại phố cổ Hội An. Ngày nay bài chòi đã trở thành một thể loại ca hát dân gian cổ truyền, độc đáo, đang được nhiều khách quốc tế tìm tòi, học hỏi.
Đêm ở phố cổ Hội An là một bản hòa ca của lịch sử, văn hóa, kiến trúc, con người và cuộc sống…
Hàng nghìn ngọn nến đã được thắp lên ở phố cổ Hội An hưởng ứng Giờ Trái Đất (Earth Hour) và cầu nguyện cho nạn nhân vụ động đất, sóng thần tại Nhật Bản tối 18-3 vừa qua trong khuôn khổ Liên hoan và hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ I tổ chức tại Hội An.