Mấy năm trước, khi chưa có lệnh cấm lấn chiếm mặt tiền, tranh các loại còn bày ra sát lề đường, hàng nọ nối hàng kia. Lắm tranh thì cũng đủ tên tuổi họa sĩ. Hữu danh, vô danh đều có. Hễ ai vẽ được, ngó đèm đẹp là có thể gửi tranh đến đây bán. Tranh treo trong gallery của chính chủ thì ít, mà ký gửi chen lấn với hàng vải vóc, thiệp hoa thì nhiều. Rất ít tranh có niêm yết giá. Khách vào, thích bức nào thì chủ mới đưa ra giá. Tôi hỏi một người bán trên đường Nguyễn Thái Học: “Tại sao bức sơn dầu này 30 USD?”. Cô này đáp: “Em được thuê đứng bán, chủ bảo sao, nói lại vậy”. “Nếu khách hỏi tranh vẽ theo trường phái nào, nội dung ra sao, em giải thích được không?”. Cô cười thật to, thật thà: “Biết chết liền!”.
Một phòng tranh trên đường Trần Phú
Khoảng chừng 20 phòng tranh chuyên bán tranh độc bản, tranh gốc, vẽ trên khổ lớn, đầu tư công phu và nghiêm túc của nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh. Nhiều bức chỉ treo để giới thiệu tên tuổi chứ không bán. Còn lại, gần 80 điểm là tranh sao chép, gia công hàng loạt, giá khá “bèo”. Ai muốn mua hàng chục bức giống nhau, có ngay, xin chờ một chút. “Khổ nhỏ, dễ nhìn, đơn giản dễ hiểu, là dễ bán chạy nhất” - lời của một chủ hàng tranh trên đường Trần Phú. Đừng quan tâm đến giá trị nghệ thuật, đây là một món hàng lưu niệm, vậy thôi.
Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam từng nhận định: phố cổ Hội An đã trở thành trung tâm mua bán, trao đổi tác phẩm mỹ thuật. Giới sáng tác tại đây có điều kiện giao lưu với hai đầu đất nước. Tuy nhiên, tình trạng cẩu thả, lộn xộn của nó thì đáng lo ngại hơn, nên cần phải chấn chỉnh.
Vậy, ai đứng ra chấn chỉnh, và sẽ làm thế nào? Chịu! Người yêu tranh lạc vào đây như lạc vào “ma trận” đã đành, giới sáng tác cũng bị cuốn theo, khi sức hút của thị trường mạnh hơn tất cả.
Nguồn tin: motthegioi.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn