Từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, phố cổ Hội An thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Những mái ngói rêu phong, những ngôi nhà cổ kính, những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, những hẻm nhỏ sâu hun hút..., tất cả đã làm nên hình ảnh một Hội An hấp dẫn trong mắt du khách. Giờ đây, mỗi lần đến Hội An, du khách lại thêm một lần bị “cuốn hút” bởi những tuyến “phố đi bộ - phố không có tiếng động cơ”. Được thực hiện từ tháng 7-2004, “phố không có tiếng động cơ” đầu tiên được tổ chức thí điểm ở tuyến đường Bạch Đằng (chạy dọc sông Hoài), đoạn từ điểm giáp đường Hoàng Văn Thụ đến cầu An Hội.
Trên Tạp chí “Văn hoá Quảng Nam” số ra tháng 6.2006 có bài “ Mắt cửa- Biểu trưng của hồn phố Hội An” của tác giả Trần Ánh. Nội dung trong này người đọc tìm được nhiều số liệu vững vàng, chi tiết thú vị về một chi tiết kiến trúc có nội hàm giá trị văn hoá phi vật thể hiếm có trên đất di sản. Vài năm gần đây, nhiều nhà văn hoá cũng lưu tâm đến “Mắt cửa Hội An” và tìm cách giải thích hiện tượng có tính khu biệt của nó trên cơ sở văn hoá, tập quán, tín ngưỡng người Chăm, Việt, Hoa, Nhật – những dân tộc từng sinh sống, dựng phố lập phường trên vùng đất này. Tuy vậy cho đến nay hầu như chưa có công trình khảo cứu nào đủ cơ sở khẳng định ý nghĩa của nó trong đời sống văn hoá tâm linh của người dân Hội An nói riêng và người Việt nói chung…
Cửa Đại cách Hội An khoảng 5km, được những người yêu biển ví von là “khúc nhạc lòng miền Trung”. Đây là vùng biển thơ mộng, làm đắm lòng bao lữ khách. Về đây, nghe hát bài chòi, khách càng thấy yêu quý vùng đất này...
Việc huy động sức mạnh của cộng đồng để cùng bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Hội An có vai trò hết sức quan trọng hiện nay.