Anh Võ Tấn Tân ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An khéo léo làm những con vật khổng lồ bằng tre, bán từ 40 đến 140 triệu đồng một sản phẩm.
Nằm bên dòng sông mẹ Thu Bồn, mỗi ngày, làng gốm Thanh Hà đều như hội, như Tết bởi lượng khách du lịch trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm và chiêm ngưỡng những đôi tay mộc mạc mà tài hoa của các nghệ nhân già đến trẻ trong làng đang vọc đất, chuốt gốm với nguồn năng lượng đầy sáng tạo.
Tỉnh Quảng Nam đề ra nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng TP. Hội An trở thành điểm đến sinh thái, văn hóa và du lịch.
Những ngày vừa qua, trong chuyến công tác của đoàn lãnh đạo và đoàn nghệ thuật thành phố Hội An tại thành phố Andong, Hàn Quốc đã nhận được nhiều yêu thương, tình cảm quý giá của bạn bè nước bạn.
Tiết mục “Hát Bội” mang chủ đề “Ngũ hành phương Đông” được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và đương đại, dựa trên nền triết lý văn hóa Á Đông sâu sắc, qua phần thể hiện sống động của các nghệ sĩ đến từ Đội nghệ thuật TP Hội An sẽ giới thiệu đến khán giả loại hình nghệ thuật được xem là mang tính bác học của văn hóa Hội An, Quảng Nam, Việt Nam.
Nhận lời mời từ Thị trưởng thành phố Andong, Hàn Quốc, đoàn đại biểu và đoàn nghệ thuật thành phố Hội An đã tham gia Lễ hội múa mặt nạ quốc tế Andong từ ngày 27/9 - 6/10/2024 tại thành phố Andong.
Những năm gần đây, Hội An thường xuyên được các trang du lịch uy tín xếp vào danh sách các điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới, góp phần giúp đô thị cổ này thu hút được hàng triệu lượt khách quốc tế mỗi năm.
Các sản phẩm quà tặng lưu niệm tại Hội An hiện nay khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua sắm phong phú của du khách đến từ nhiều nơi trên thế giới. Có thể kể đến các mặt hàng thủ công tinh tế, sáng tạo về kiểu dáng, màu sắc và công năng như may đo quần áo lấy nhanh, lồng đèn, các sản phẩm từ gốm, mộc, tre, giấy dó... với nhiều mức giá thành khác nhau.
Lễ khai mạc Festival “Cù Lao Chàm - Mùa ngô đồng đỏ” 2024 và đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng sẽ diễn ra vào tối 6/8 tại xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An, Quảng Nam).
Người Hội An đã lựa chọn sự biến đổi “khác biệt nhưng phù hợp” giữa văn hóa Việt với các nền văn hóa khác...
Sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An- Nhật Bản lần thứ 20 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tối ngày 4/8/2024 tại sân khấu Vườn tượng An Hội đã diễn ra lễ bế mạc giã bạn với chương trình nghệ thuật mang âm hưởng Việt- Nhật đặc sắc. Các tiết mục sôi động gắn kết tình bằng hữu đã tạo nên nhiều cảm xúc ấn tượng trong lòng người dự xem.
Chiều 3/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) sau gần 19 tháng trùng tu. Đây là một trong các hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024).
Tái hiện đám cưới công nữ Ngọc Hoa và Thương nhân Araki Sotaro cách đây hơn 400 năm là một trong những điểm nhấn sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản” lần thứ 20 năm 2024, diễn ra từ ngày 2 đến 4-8 tại thành phố Hội An. Lễ rước được tổ chức hai lần vào chiều ngày 2-8 và 4-8.
Tối 2/8, tại vườn tượng An Hội (TP Hội An, Quảng Nam) diễn ra lễ khai mạc sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 20 năm 2024".
Hội An là nơi ghi dấu ấn mối quan hệ ngoại giao và hợp tác, hữu nghị giữa 2 đất nước, 2 dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Mối quan hệ tốt đẹp đó đã có từ lâu đời và đang tiếp tục được vun đắp, thúc đẩy trong thời hội nhập và phát triển mới.