Nhằm bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật hát bội (hát tuồng) cho các thế hệ trẻ, tối 9.7, Trung tâm VH-TT TP.Hội An đã tổ chức khai giảng lớp dạy hát bội dành cho thiếu nhi. Chương trình do Quỹ Hoàng Châu Ký hỗ trợ.
Một ngày nào đó, nếu các con phố nhỏ ở Hội An không còn bóng dáng những gánh hàng rong, và tiếng rao khuya cũng im bặt, thì hẳn con phố ấy sẽ rất vô hồn…
Phố cổ Hội An nổi tiếng với những chiếc đèn lồng, chùa cầu,.... nhưng đã đến Hội An, bạn không nên bỏ lỡ ngày rằm với lễ hội hoa đăng huyền ảo.
Phố cổ Hội An, đêm thứ bảy, khách du lịch từ khắp nơi tìm về, nghẹt những con đường nhỏ. Bên chân chùa Cầu, một đội hát tuồng đang chuẩn bị cho buổi diễn với không khí khẩn trương. Lách khỏi đám đông, tôi bước vào bên trong hậu trường, tìm gặp vợ chồng nghệ sĩ Hồ Thị Ánh Hoa – Lê Phú Hải trước giờ họ lên sân khấu, và lắng nghe họ chia sẻ về cái nghề đã trở thành tình yêu thấm nhuần máu thịt.
Có một cuộc hẹn hò sau những chói chang của ngày đầu hè. Ông ngồi ôm cây vĩ cầm xưa, giấu đi sương khói của những xót xa cũ, chỉ để lòng say sưa chào đón cuộc trở về của những âm giai man mác, và sang trọng.
Bức ảnh chụp khung cảnh ở Hội An, Việt Nam của một du khách người Anh được đánh giá rất cao trên trang Telegraph.
Có một đặc điểm chung ở các quán cà phê tại đây là đa số quán cũ nhưng nhà vệ sinh rất hiện đại, sạch sẽ, thơm lừng mùi tinh dầu sả hoặc hoa. Có thể nói, điều này thể hiện người Hội An rất nhạy bén trong kinh doanh. Là một trong những điểm nhấn du lịch thế giới, người phố Hội không vội vã; họ thay đổi, hội nhập với du khách năm châu yếu tố cần thiết và giữ lại giá trị vốn có của riêng mình.
Nằm bên kia sông Hoài, làng mộc Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách du lịch ghé thăm và mang về nước những vật lưu niệm bằng gỗ rất độc đáo, tinh xảo.
Từ ngày 21/4 - 23/4 tới, tại phố cổ Hội An (Quảng Nam) sẽ diễn ra nhiều hoạt động khuyến khích văn hóa đọc nhân Ngày sách Việt Nam (21/4)
18h30 hôm nay (14/3), Liên hoan ẩm thực quốc tế lần thứ nhất đã chính thức diễn ra tại Hội An. Ngay từ chiều, hàng ngàn du khách thập phương đã về tựu tại Vườn tượng An Hội (TP Hội An) để giao lưu và thưởng thức các hương vị ẩm thực qua bàn tay khéo léo của các đầu bếp đến từ 12 nước trên thế giới.
Tối 27/2 vừa qua, tại Công viên Hội An – TP. Thanh Hóa, Lễ kỷ niệm 55 năm kết nghĩa giữa TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa và TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam (tháng 2/1961-2/2016) đã diễn ra long trọng với sự chứng kiến của hàng nghìn cán bộ và nhân dân 2 địa phương. Đoàn đại biểu cán bộ và nhân dân TP. Hội An gần 200 người từ Hội An ra Thanh Hóa để tham gia sự kiện này.
Phiên bản Chùa Cầu được chính người dân TP Hội An thiết kế với phần mộc, điêu khắc được làm từ Quảng Nam chuyển ra vừa được xây dựng và đưa vào sử dụng tại Công viên Hội An ở Thanh Hóa.
Trong ký ức thời thơ trẻ của tôi, Tết dường như đến sớm hơn bây giờ và ra đi cũng không vội vã như bây giờ. Sau đông chí chừng vài ngày, hơi ấm Tết bắt đầu lẩn quất đâu đó xung quanh khiến đám trẻ bọn tôi không khỏi háo hức và nao lòng mong đợi. Dường như hồi ấy, mưa nhẹ hạt dần. Những ánh nắng óng ánh vốn rất hiếm hoi trong mùa đông u ám trước đó bất ngờ hừng lên, hửng sáng dần, nhuộm vàng các cành cây, vòm lá, các mái nhà, đường làng ngõ xóm.
Những ngày này, Hội An cũng như bao thành phố khác, vẫn tất bật chuyển mình trong không khí xuân, vui Tết cổ truyền của dân tộc. Nhưng dường như Tết ở Hội An lại diễn ra với một phong vị riêng, mang nét trầm mặc, không xô bồ... như nó vẫn có từ bao lâu nay vậy.
Không chỉ là vật trang trí, mắt cửa ở các nhà cổ Hội An còn biểu thị cho nét văn hóa tâm linh từ xa xưa của cư dân Phố Hội.