Đèn lồng không còn xa lạ với du khách đến thăm Hội An nhưng mỗi dịp xuân về, xứ sở đèn lồng phố cổ đều thay áo mới khoe sắc.
Đã năm năm nay, tại một góc phố nhỏ giao nhau giữa đường Lê Lợi - Trần Phú (TP Hội An, Quảng Nam), hằng đêm lại ngân vang tiếng hợp xướng của các em học sinh.
Chiều cuối năm, những bông hoa dại cùng màu xanh của rêu phủ trên mái ngói, bò trên những bức tường ở phố cổ Hội An. Thời gian như vừa qua đây. Trong cuộc hành trình mải miết của mình, thời gian vương vạt áo thay mùa…
Ông bà ta có câu “Hát bội hành tội người ta”. Với nhạc sĩ - nhà nghiên cứu Trương Đình Quang và người vợ quá cố - nhà nghiên cứu Kim Viên, có lẽ, cùng với trò chơi bài chòi, hô hát bài chòi, các làn điệu dân ca xứ Quảng… thì hát bội đã “hành tình, hành tội” các nhà nghiên cứu không biết bao giờ cho xong nợ. Một món nợ ân tình với quê, với xứ. Một món “nợ” của niềm đam mê sân khấu. Và dường như với nhà nghiên cứu Kim Viên thì “nợ tình mang xuống tuyền đài chưa tan”…
Khi bức màn sân khấu vén lên, những diễn viên múa rối nước bước ra chào khán giả, những tràng pháo tay lại vang lên đầy xúc động. Đằng sau những vở diễn sống động, thú vị, là tài năng, là đam mê, là sự hy sinh vì nghiệp diễn của những nghệ sĩ đang đứng ngâm mình trong nước.
Nếu chỉ được chọn một chữ để nói về người và cảnh ở Hội An, tôi chọn chữ hài hòa.
Là sản phẩm mỹ nghệ đã xuất hiện hơn mười lăm năm nay tại Hội An, chữ tre đang làm tăng thêm ấn tượng của phố cổ trong mắt du khách bởi nét đẹp mộc mạc, bình dị nhưng khá tao nhã này.
Những dãy phố cổ kính, những con hẻm nhỏ rêu phong và gam tường vàng đã làm nên một Hội An độc đáo riêng mà không thể so sánh với đô thị sầm uất hào nhoáng hay phồn hoa. Chính nét yên bình và thơ mộng đã tạo nên dấu ấn khó phai mờ trong lòng bao du khách.
Trung tâm nghệ thuật xứ Đàng Trong, dự kiến sẽ khai trương vào đầu tuần tới, nhân Ngày di sản Việt Nam (23.11), tại nhà cổ số 9 Nguyễn Thái Học, phường Minh An, Hội An, hay còn gọi là nhà cổ Phi Yến.
Tết Trung thu hàng năm, ở Hội An, bên cạnh những sinh hoạt truyền thống còn có múa Thiên Cẩu - Chó nhà trời, một linh vật mang tính huyền thoại, một thể loại múa linh vật lưu truyền lâu đời ở Hội An.
Hội An nổi tiếng là một đô thị cổ “độc nhất vô nhị” nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Hôm qua 30.8, tại Hội An, chương trình “Ngày hội giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản lần thứ 13-2015” đã chính thức bế mạc, giã bạn với sự tham gia của hàng ngàn du khách, người dân và các nghệ sĩ đến từ Nhật Bản và Việt Nam.
Tối 29/8, tại Hội An (Quảng Nam), lễ hội văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ XIII - 2015 chính thức khai mạc với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa và thắm tình hữu nghị hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Về Hội An để được thả hoa đăng. Chẳng rõ tự bao giờ nhưng nhu cầu thưởng lãm, trải nghiệm cùng những chiếc hoa đăng trên sông Hoài, phố cổ đã thực sự trở thành niềm thích thú từ nhiều năm nay của du khách gần xa. Hoa đăng là hình ảnh du lịch văn hóa thân quen của Hội An. Hoa đăng là biểu tượng sinh động, rực sắc trong những “Đêm phố cổ”.
Bất kể ngày hay đêm, những chiếc đèn lồng treo bên hiên nhà hoặc trong quán nhỏ đều tô điểm không gian yên bình của phố Hội thêm rực rỡ.