Tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI-2017, nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật diễn ra mang ý hướng bảo tồn và phát huy các bộ môn nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa - nghệ thuật địa phương Quảng Nam nói riêng trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế.
Người Pháp đã để lại một kiểu thức kiến trúc ở Việt Nam, mà phổ biến là phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa (còn gọi là phong cách Pháp thời Đông Dương) - kéo dài cả thế kỷ (từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20). Bên cạnh những di tích kiến trúc ở Hà Nội, Sài Gòn thì ở Đà Nẵng, Hội An các di tích kiến trúc mang phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cũng đã tô điểm thêm những nét đặc sắc của thẩm mỹ cảnh quan đô thị.
Các nghệ nhân, nghệ sĩ đã trình diễn nhiều tiết mục đặc sắc thuộc các loại hình nghệ thuật đặc trưng của nhiều vùng miền, quốc gia và được UNESCO vinh danh như: Ca trù, đờn ca tài tử Nam Bộ, hát xoan, múa mặt nạ…
Chương trình trình diễn áo dài “Đêm lụa phương đông” thuộc chuỗi hoạt động nằm trong Festival Văn hóa Tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - Châu Á 2017, quy tụ sự tham gia của 16 nhà thiết kế nổi tiếng.
Cuộc sống xô bồ khiến phố cổ Hội An (Quảng Nam) dần nhạt đi những bản sắc văn hóa. Vẫn mái ngói rêu phong, vẫn góc phố cũ kỹ nhưng vắng lắm những điệu hò, câu hát đã từng in dấu trong tâm khảm của bao thế hệ nơi đây. Hoài niệm về xa xăm để tiếp tục bảo tồn, phục dựng nghệ thuật xưa đang trở thành niềm đau đáu với nhiều người.
Thêm một lần nữa, Hội thi Hợp xướng quốc tế chọn Hội An làm nơi gặp gỡ của hơn 1.000 nghệ sĩ đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những giai điệu sang trọng và đặc sắc, sẽ lại được cùng cất lên…
Đúng hẹn như thông điệp Ban tổ chức Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ IV (năm 2015) đã phát đi khi bế mạc cuộc thi là Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ V cũng tổ chức tại Hội An vào năm 2017.
Festival Di sản Quảng Nam sẽ biến phố cổ Hội An thành không gian lễ hội hấp dẫn với hàng loạt các sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Sáu tháng, không phải là quá dài cho một khóa học sơ khai về hát bội - bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc trưng của người xứ Quảng, nhưng cũng không phải là quá ngắn, đơn giản cho những nỗ lực nhen nhóm, khơi gợi lòng yêu thích, quan tâm đến hát bội cho những người trẻ ở Hội An.
Chuỗi sự kiện Tôn vinh di sản âm nhạc VN sẽ ra mắt số đầu tiên lúc 19 giờ 30 ngày 31.3 tại rạp hát TP.Hội An (Quảng Nam) với mong muốn giới thiệu những vốn quý của âm nhạc VN tới du khách của thành phố di sản này.
Trong sử sách, thương cảng Hội An được đánh dấu mốc hình thành từ đầu thế kỷ XVI. Tuy nhiên, ít người biết rằng việc ra đời điểm giao thương quốc tế đầu tiên này của vùng đất Đàng Trong lại gắn với giai đoạn biến đổi lịch sử ở một đất nước cách xa hàng nghìn dặm: Nhật Bản.
Đền lồng, một sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính sáng tạo của người Hội An. Điều đó thể hiện ngay trong việc chế tác và bán sản phẩm thông qua con đường xuất khẩu tại chỗ.
Liên hoan “Chúng em hát dân ca” và “Hô hát bài chòi” do TP.Hội An tổ chức diễn ra tại Quảng trường sông Hoài từ ngày 12.2 đến 14.2, thu hút hơn 300 diễn viên với 43 tiết mục tham gia. Cuộc thi là nỗ lực của địa phương hướng đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, đồng thời quảng bá hình ảnh đô thị cổ Hội An đến với nhân dân và du khách.
200 bức ảnh đặc sắc nhất trong cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, những câu chuyện thú vị cùng những hiện vật, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn ghi lại và trưng bày tại căn nhà cổ số 26 Phan Bội Châu (TP Hội An) mà anh gọi đó là Bảo tàng Di sản vô giá.
Giữa một rừng bảng hiệu đã được “đồng phục hóa”, sự tồn tại của những tấm bảng hiệu nhuốm màu thời gian, khiêm nhường và khác biệt đã lặng lẽ góp thêm chút thâm trầm, xưa cũ cho không gian phố cổ Hội An.