Nghệ thuật bài chòi là một trong những sản phẩm văn hóa - du lịch được du khách yêu thích khi đến Hội An (tỉnh Quảng Nam). Các nghệ nhân bài chòi ở phố Hội đang nỗ lực lan tỏa, trao truyền, gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể thứ 12 của Việt Nam được UNESCO vinh danh vào năm 2017.
Vở opera "Công Nữ Anio" lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật trong lịch sử giao thương và hữu nghị giữa Việt Nam - Nhật Bản có từ thời xa xưa, kể về tình yêu giữa nàng công nữ Ngọc Hoa và chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro vào đầu thế kỷ 17.
Tối 28/9, UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu.
Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 23/9, Hoàng Thái tử Nhật Bản Fumihito Akishino cùng Công nương Kawashima Kiko gặp gỡ, chào xã giao lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và đến thăm phố cổ Hội An.
Phố Hội sẽ thế nào nếu như không còn ngành dệt may nữa? Tôi không thể hình dung nổi nếu như Hội An thiếu những cửa tiệm đầy lụa. Những súc lụa mịn màng, óng ánh màu sắc. Nếu như bạn là phụ nữ, và nếu như bạn đã trót si mê trang phục lụa, thì tôi tin rằng bạn sẽ rất khó có thể tìm một thứ vải vóc gì khác để thay thế nó. Và những người mê lụa, biết cách làm cho lụa đẹp hơn khi ở trên người và biết cách khiến cho mình trở nên quyến rũ hơn khi mang mặc lụa, đều là những người rất tinh tế. Chắc chắn là như thế. Lụa là thứ kén người, nhưng đã kén được rồi thì thật khó rời xa.
Vừa qua Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận kỷ lục “Mặt nạ bằng giấy dó lớn nhất Việt Nam” cho chiếc mặt nạ mang chủ đề “Dấu ấn tiền nhân” có kích thước ấn tượng với chiều cao 3,5m và chiều ngang 2,65m. Tác phẩm do nghệ nhân Bùi Quý Phong cùng cộng sự phối hợp với VinWonders Nam Hội An thực hiện.
Được sinh ra và lớn lên tại làng quê Cẩm Thanh yên bình, anh Võ Tấn Tân đã có quá trình gắn bó sâu sắc với những lũy tre, rừng dừa xanh ngát. Chính tuổi thơ trong trẻo, trải mình bên lũy tre làng yên ả đã hun đúc nên con người anh Tân và các giá trị sáng tạo chế tác từ tre của anh.
Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 228/QĐ-BVHTTDL ngày 14/02/2023.
Chương trình nghệ thuật Múa đương đại “XPO IN VIETNAM” diễn ra vào tối ngày 4/9/2023 tại Cổng Chùa Bà Mụ, khu phố cổ Hội An đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách dự xem.Thành phố Hội An đồng hành cùng công ty Cổ phần Saigon Contemporary, Ballet Dance (SCBC Việt Nam), Nhà hát ODT Singapore tổ chức sự kiện lần này với hy vọng mang đến kỳ nghỉ lễ tuyệt vời cho nhân dân và du khách.
Câu ca nổi tiếng về đất và người Hội An, rằng “Hội An đất chật người đông/Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu”, vang lên trong tiếng vỗ tay nô nức của công chúng Pháp khi tới tham dự chương trình nghệ thuật “Những ngày văn hóa Hội An tại Paris”.
Bức ảnh chụp cảnh lắc thúng tại rừng dừa nước Cẩm Thanh, TP.Hội An là tác phẩm duy nhất từ Quảng Nam đoạt giải tại cuộc thi ảnh xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2022.
Lồng đèn- sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hội An được du khách yêu thích
Ngày 27/8, thành phố Hội An đã đồng tổ chức Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3, năm 2023 tại thành phố Wernigerode (CHLB Đức).
Chiều ngày 24/8/2023, tại Công viên Nhân dân thành phố Wernigerode, CHLB Đức diễn ra Lễ khánh thành “Khu vườn Hội An” và đặt bảng tên Cầu Hội An. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 diễn ra tại quốc gia Đức từ ngày 25-27/8/2023.