Tại lễ tết Nguyên tiêu Hội An 2024, ngoài việc tổ chức lễ cúng, dâng hương cầu bình an đầu năm như truyền thống tại các di tích Chùa Ông, Hội quán Phúc Kiến, thành phố Hội An còn tổ chức Lễ diễu hành chào mừng Tết Nguyên tiêu qua các tuyến phố trung tâm. Một trong những điểm đặc biệt của nghi thức diễu hành là đoàn múa Thiên cẩu, múa lân, rồng… thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Bằng việc tái hiện góc phố cổ…, di sản văn hóa Hội An vừa được thắp sáng và đem đến cho công chúng Thủ đô trải nghiệm quý giá.
Dòng người rồng rắn xếp hàng ở cổng chùa Ông (Hội An) dịp Tết Nguyên tiêu trở thành hình ảnh ít nhiều mang tính biểu tượng cho sức hút của lễ hội này với cộng đồng.
“Sắc thái văn hóa Hội An” sẽ diễn ra trong hai ngày Mồng 8 và 9 Tết (17 và 18/02/2024) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, thành phố Hội An đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc sắc, trình diễn pháo hoa lung linh cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn khác dành tặng nhân dân và du khách du xuân.
Du khách từ bất cứ đâu đến Hội An cũng có thể được tham dự hội hát hô bài chòi. Không những thế, du khách được hướng dẫn tỉ mỉ cách chơi, được giải thích lối chơi, cùng chơi chung với các nghệ sĩ địa phương trong không gian chung phố Hội bên sông Hoài.
Tiết trời se lạnh trong những thời khắc cuối cùng của năm cũ càng khiến không khí đêm giao thừa ở Hội An thêm lắng đọng.
Khi góc phố mình sinh sống hiện diện chỉ dấu của những giá trị xưa là lúc thị dân biết rằng không gian đô thị mình nương náu vẫn còn vương vị quê nhà mỗi độ xuân sang.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hội hoa xuân luôn là điểm hẹn chào đón người dân và du khách đến thưởng lãm và mua sắm hoa Tết tại Hội An.
Vừa qua, thành phố sáng tạo thủ công và nghệ thuật dân gian Hội An đã gặp gõ, giao lưu và học tập kinh nghiệm với thành phố sáng tạo Chiang Mai (Thái Lan), nằm trong mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.
Một kiến trúc độc đáo lùi sau khoảng không gian thoáng đãng tại số 528 Hai Bà Trưng, phường Minh An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã làm nhiều du khách trong và ngoài nước ngỡ ngàng. Để di tích có cái tên chính thức “Cổng chùa Bà Mụ”, ngành chức năng và chính quyền Hội An đã tham khảo nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, dân gian trong gần 3 tháng mới quyết định gắn bảng danh vào ngày 25-3-2019.
Những ngày cuối năm, người Hội An không ngớt tay dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ đón tết. Dịp này, các di tích trong khu phố cổ được sơn sửa cẩn trọng dưới bàn tay nâng niu của con cháu. Đình làng Cẩm Phô, hội quán Phúc Kiến, Quảng Đông, nhà cổ… như được "khoác bộ áo mới".
Dọc các tuyến phố nhỏ nơi phố cổ Hội An, những đôi “mắt ” (Thần giữ cửa hay Môn thần) được gắn trước cửa chính mỗi ngôi nhà cổ, như những chứng nhân lịch sử kể về bao thăng trầm nơi đây.
Trong thời gian qua, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Văn hóa Hội An đã sưu tầm, tập hợp được nguồn tư liệu Hán Nôm khá đồ sộ, phong phú cả về hình thức lẫn nội dung, gồm các thể loại văn bản từ sắc, trình, trát, địa bạ, khế ước, gia phả, phân thư, sách thuốc, kinh kệ… được viết, in trên nhiều chất liệu như giấy, vải lụa, khắc trên đá, gỗ chuông đồng…
Yếu tố văn hóa đậm đặc góp phần quan trọng trong việc nhận diện “Những đứa trẻ trong sương” của đạo diễn Hà Lệ Diễm đối với điện ảnh thế giới. Tương tự, khi gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu ở lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian, Hội An phải khẳng định được yếu tố độc bản để đi đường dài.