Bằng niềm đam mê và đôi bàn tay khéo léo, anh Lê Văn Nhật (khối phố Nam Diêu, phường Thanh Hà, Hội An) - chủ cơ sở sản xuất gốm truyền thống đã tạo hình nhiều sản phẩm rồng bằng gốm độc đáo, đẹp mắt để phục vụ người dân trong dịp tết Nguyên đán.
Hội An có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển công nghiệp văn hoá dựa trên nền tảng kết hợp giữa du lịch gắn với văn hóa. Nhiều năm qua, Hội An đã tạo ra nhiều mô hình phát triển du lịch dựa vào thế mạnh văn hóa. Thông qua du lịch để quảng bá hình ảnh của một phố cổ Hội An yên bình, nên thơ; hình ảnh của một điểm đến xanh của Quảng Nam với nhiều di sản văn hoá đặc sắc, thiên nhiên thơ mộng trữ tình, con người xứ Quảng hiền hậu, mến khách…
Hội An là vùng đất hội tụ nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, hình thành lâu đời trong quá trình lao động sản xuất của cộng đồng cư dân bản địa. Các thể loại bài chòi, hát bội, hò vè, hát bả trạo… gần gũi và phổ biến trong đời sống người dân. Trong đó nghệ thuật hát bả trạo là một vốn quý đến nay vẫn còn được lưu truyền, thành phố Hội An đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn và phát triển.
Nghệ thuật hát sắc bùa Hội An đã được “sân khấu hóa, hiện đại hóa” hài hòa, phù hợp cùng nhịp sống cư dân với hoạt động kinh tế thương nghiệp, buôn bán xưa và nay là một thành phố du lịch, tuy nhiên sắc bùa Hội An vẫn giữ được các yếu tố gốc của loại hình văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam.
Tối 31/12, tại Vườn tượng An Hội, UBND TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức lễ công bố "Hội An gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO năm 2023".
Tại Art House Gallery số 2/6 Lê Lợi (Hội An) đang diễn ra triển lãm tranh chào đón năm mới nhân sự kiện thành phố Hội An công bố gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO và đón chào năm mới 2024.
Quyền trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Hường, đã nói như vậy tại lễ đón nhận danh hiệu Hội An gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu diễn ra tối 31-12.
Tối 31/12/2023,TP.Hội An tổ chức lễ công bố Hội An gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO”. Đây cũng là một trong chuỗi sự kiện “Hội An chào năm mới 2024”.
Sáng 29/12, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An tổ chức giới thiệu tập sách “Hình ảnh giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tại Hội An” (tái bản lần thứ nhất).
Ngày 29/12, Bộ VHTTDL đã công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu của năm 2023.
Hội An từ lâu được biết đến với những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời được người dân giữ gìn, lưu truyền cho tới ngày hôm nay. Trong đó nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đã góp phần tạo nên vẻ sinh động, đặc trưng cho các vùng lân cận khu phố cổ. Trong số các làng nghề, không gian sáng tạo tại Hội An hiện nay, Làng Củi lũ của Nghệ sĩ Lê Ngọc Thuận là một điểm đến trải nghiệm nổi tiếng và được nhiều du khách đánh giá cao.
Những vết tích thời gian
Tại Nhật Bản hiện còn lưu giữ hai bức tranh màu nước ghi nhận mối giao thương giữa xứ Đàng Trong - Giao Chỉ với Nhật Bản từ đầu thế kỷ 17 (người Nhật gọi xứ Đàng Ngoài - dưới quyền Chúa Trịnh là Đông Kinh và gọi xứ Đàng Trong của Chúa Nguyễn là Giao Chỉ, Giao Chỉ Quốc, Quảng Nam Quốc). Đó là bức tranh “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” (tranh vượt biển buôn bán thông thương với nước Giao Chỉ) và tranh “Thác kiến Quan Thế Âm”. Cả hai bức tranh đều được bảo quản tại chùa Jomyo ở thành phố Nagoya - một cảng thị lớn ở miền Trung Nhật Bản.
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22/12 tiếp tục nhận diện những rào cản, thách thức từ chính sách cho đến thực tế của các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghiệp khá mới mẻ này....
Cuối tháng 10 vừa qua, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian.
Đến với Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An những ngày này, cùng trải nghiệm qua các di tích trầm mặc bên sông Hoài thơ mộng, khách du lịch còn được đắm mình vào không gian văn hóa Đường sách phố cổ mới được khai trương.