Bài chòi ở Hội An không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn góp phần làm hấp dẫn, phong phú bức tranh văn hóa phố cổ.
Thực tiễn từ những kết quả bước đầu của thành phố Hà Nội trong việc cụ thể hóa thương hiệu “Thành phố sáng tạo” đã được UNESCO công nhận, có thể thấy rằng, việc đạt danh hiệu “Thành phố sáng tạo” đã khó, việc phát huy được nó, biến nó trở thành động lực trong phát triển công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với những bước đi bài bản, dài hơi.
Nhà nước và người dân đều thấy có lợi ích trong việc phát huy di sản văn hóa. Trường hợp mới đây, tại TP Hội An (Quảng Nam), người dân xin đăng ký một chiếc trống và một chiếc thạp đồng Đông Sơn là một thí dụ như vậy.
Với việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Hội An (Quảng Nam) không chỉ khẳng định được vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới mà còn mở ra hướng đi mới cho sự phát triển của các làng nghề thủ công và nghệ thuật dân gian.
Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 mà Quảng Nam vừa trình Bộ VH-TT&DL được chờ đợi sẽ tiếp nối hành trình bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị đặc biệt của di sản đô thị cổ Hội An.
Nghề truyền thống làm nhà hoàn toàn bằng vật liệu từ tre và cây dừa nước của người dân xã Cẩm Thanh (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mang lại niềm tự hào cho cộng đồng thực hành di sản; đồng thời tiếp thêm động lực bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương.
Với chủ đề "Từ Hội An đến Ký Ức Hội An", buổi diễu hành đường phố đặc biệt sẽ diễn ra trên nhiều tuyến phố ở Hội An và là một “bữa tiệc” văn hoá nghệ thuật đường phố đầy màu sắc...
Chuyện nếp nhà, hay rộng hơn, là văn hóa truyền thống của vùng đất cần được giữ gìn, vun bồi ra sao để quãng đường đi tới của người xứ Quảng là cuộc nối dài những sôi nổi, bền chắc từ quá khứ?
Hội An cuốn hút không chỉ bởi lịch sử hình thành, những độc đáo trong cảnh sắc kiến trúc và không khí sinh hoạt. Nơi này, còn có sự hấp dẫn từ nhiều sản phẩm làng nghề thủ công, các giá trị nghệ thuật được thừa nhận trong sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian. Phải làm gì để phát triển từ lõi bản sắc này, là điều đặt ra.
Từ ngày 10-13/3/2024 đoàn công tác của thành phố Wernigerode, CHLB Đức đến thăm và làm việc tại thành phố Hội An. Hai bên đã trao đổi và thống nhất các nội dung về Dự án Con đường Sinh thái, xây dựng Công viên Wernigerode tại Hội An cũng như các dự án hợp tác khác.
Khoảng sân trời giữa ngôi nhà cổ phố Hội - một khoảng không yên tĩnh thơm mùi nắng mới giêng hai...
Thời thơ ấu, tôi được sống và lớn lên trong một ngôi nhà cổ của Hội An. Nếu để hình dung nhanh về ngôi nhà xưa cũ ấy, điều tôi nghĩ đến đầu tiên - là bậc thềm, ngạch cửa và phía trên luôn có đôi mắt cửa...
UBND tỉnh vừa có công văn gửi Bộ VH-TT&DL đề nghị xem xét thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Điêu luyện, tinh tế trong kỹ thuật chạm trổ, những nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật và giá trị đặc biệt cho làng nghề.
Ngày 31/10/2013. TP.Hội An đã chính thức gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trên lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian. Tiếp tục phục hồi và sáng tạo phát huy giá trị nghệ thuật và văn hóa nghề như đã và đang làm, tin rằng Hội An sẽ có thêm những sản phẩm du lịch hấp dẫn và đặc sắc, thực hiện có hiệu quả các nội dung sáng kiến trở thành điểm đến yêu thích trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNEESCO.