Tối ngày 10/7, Tuần lễ văn hóa du lịch Đồng Tháp 2019 được chính thức khai mạc. Ngay trong đêm khai mạc, hàng nghìn du khách và người dân được chiêm ngưỡng “Phố cổ Hội An” và “Làng Hòa An xưa” được các nghệ nhân phục dựng độc đáo và sinh động.
Việc phục dựng Phố Văn hóa Việt – Pháp sẽ không chỉ giúp Hội An phát huy những giá trị đặc sắc mà còn là đòn bẩy phát triển du lịch, thu hút thị trường khách Pháp và châu Âu, mở thêm sinh kế và nâng cao đời sống người dân.
"Tràn ngập" và "chen lấn" là 2 khái niệm có thể hình dung với Hội An mấy năm trước, giờ là một hiện thực đã thấy được giữa những ngày hè nóng bức này
Sau 4 ngày tranh tài, đoàn hợp xướng Vocalista Angels (Indonesia) đã xuất sắc giành giải đặc biệt của hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam 2019. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 18 giải vàng, 12 giải bạc cho các môn thi như: Hợp xướng nam, hợp xướng nữ, hợp xướng thánh ca, hợp xướng dân gian…
Hội An cổ kính, cổ đến nỗi ngay cả những thứ hiện đại như máy rút tiền ATM, ngân hàng, đại lý du lịch, quán bar, cửa hàng thời trang... cũng nằm trong những ngôi nhà cổ xưa với tường vàng, mái thấp, cửa gỗ sơn nâu và biển hiệu viết lối chữ in kiểu đầu thế kỷ.
Đêm khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VI vừa diễn ra tại TP Hội An (Quảng Nam) thực sự là đêm thăng hoa của âm nhạc, cảm xúc. Hàng ngàn nghệ sĩ, người dân cùng “hòa nhịp con tim” trong đêm nghệ thuật chào đón mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và giao lưu quốc tế. Đây là sự kiện do tổ chức Liên minh Văn hóa thuộc Cộng hòa Liên bang Đức (Hiệp hội Interkultur) phối hợp với UBND TP Hội An phối hợp tổ chức từ ngày 15-19.5 tại TP Hội An.
Những ngày này, lớp hợp xướng trong lòng phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) thêm phần rộn ràng, náo nức khi cô trò cùng tập luyện chuẩn bị tham gia Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VI sẽ diễn ra tại Hội An từ ngày 15-18.5 này.
Vì nhiều 'tác động' khác nhau, những giá trị văn hóa tốt đẹp, tính cách thuần hậu, tử tế vốn có của người Hội An (Quảng Nam) dần bị phai nhạt. Đây là một trong những lý do để đề án Hội An - Nhân tình thuần hậu ra đời...
Một năm sau sự kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cắt băng khai trương (tháng 11.2017), “Không gian Văn hóa Việt Nam-Nhật Bản” tại Hội An đã trở thành một sản phẩm văn hóa-du lịch đặc trưng được hình thành, vun đắp từ tình hữu nghị của hai đất nước. Đồng thời tạo nên hấp lực mới cho sự phát triển du lịch của vùng đất di sản thế giới Hội An.
“Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Hội An, 2018” với các hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn mang đậm bản sắc của “xứ sở kim chi” diễn ra trong hai ngày 12-13/10 tại Vườn tượng An Hội.
Hằng năm, cứ vào dịp Tết Trung thu, bên cạnh những sinh hoạt văn hóa truyền thống, ở TP Hội An (Quảng Nam) còn có múa Thiên Cẩu - Chó nhà trời, một linh vật mang tính huyền thoại. Đây là một thể loại múa linh vật lưu truyền lâu đời riêng có ở nơi này.
Cùng với hai Di sản văn hóa thế giới: Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Trung bộ vinh dự có thêm Nghệ thuật Bài chòi Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Bên dòng sông Hoài xinh xắn của phố cổ Hội An có một lớp dạy dân ca, bài chòi miễn phí cho các em thiếu nhi.
Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh đã chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO công nhận “Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” tại Quảng Nam.
Sau khi khai trương trong tuần lễ Apec 2017, “Không gian văn hóa Việt Nam – Nhật Bản” hiện đang được thành phố tiếp tục duy trì tại nhiều địa điểm dọc tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai và khu vực chùa Cầu.