Mỗi năm chỉ 2 giờ "vàng"
Mỗi năm vào tháng 9 âm lịch, ở đồng bằng mưa to, gió chướng, phía núi mây đen dày, đấy là lúc lạch nguồn chuẩn bị về. Lạch nguồn ra đi mỗi năm chỉ một lần nên những ngư dân muốn bắt chúng phải thật sự có kinh nghiệm. Họ nhìn gió, nhìn trời và đem đáy ra chăng trên sông. Đáy là một miệng lưới rộng được cố định giữa 2 cây sào.
Lạch nguồn nước lá nghệ - món ăn ấm lòng mùa đông. Ảnh: Trần Quang |
Ban ngày lạch đi dưới đáy, chỉ đến đêm lạch mới đi từ tầng nước giữa lên nước mặt. Một năm ngư dân chỉ "săn" lạch được một đêm và trong đêm đó cũng chỉ đón lạch được trong tối đa 2 giờ đồng hồ. Ngay sau đoàn "thai phụ" lạch đặc sông đó là lũ nguồn. Mà lũ nguồn thì mang theo nào gỗ, củi, rều..., nếu không cất rớ, thu lưới, cuốn đáy thì những thứ này sẽ phá nát hoặc đẩy tuốt ra biển.
Chỉ có 2 giờ để bắt lạch thôi, nhưng đó là 2 giờ "vàng ngọc", không ghe nào không đầy ắp lạch, con nào con nấy cả bụng trứng, có con vỡ bụng, trứng phủ trắng cả người. 70.000đ/kg là giá lạch mùa vào thời điểm tháng 11-2010 vừa rồi. Lạch nguồn có thể nấu canh chua, nấu cháo, xào xả..., nhưng ngon nhất là nướng lá nghệ. Gia vị ướp xong, trãi lạch lên lá nghệ và nướng.
Đấy là những ngày mùa đông mưa, lạnh, nghe mùi lá nghệ và lạch nướng lên ấm tận cõi lòng. Người ta sở dĩ nhớ lạch nguồn vì một năm chỉ được ăn nó một lần. Và với tí rượu trắng, người ta sẽ nao nao nghĩ mình đang hưởng một cái lộc không phải lúc nào cũng sẵn của trời đất. Ý vị biết bao!
"Tôn Ngộ Không nước chè hai"
Cũng từ nguồn về vùng nước chè hai như lạch, nhưng đi sau lạch 1 đến 2 tháng, là cá chình. Tầm tháng 11 âm lịch, trên núi lạnh khủng khiếp, là lúc cá chình đổ về xuôi. Chuyến du ngoạn đó đã mang lại bao nhiêu tiền của cho ngư dân ven dòng
Nụ cười ngư dân vùng nước chè hai. Ảnh: Xuân Trường |
Thu Bồn, nhất là dân vùng nước chè hai. Cá chình là loại cá đắt nhất trong các loài cá ở Quảng Nam: 450.000đ/kg. Một ngày ngư dân bắt được chục con cá chình là có triệu bạc trong tay. Có thể chế biến nó thành nhiều món và món nào cũng là đặc sản.
Vùng nước chè hai không chỉ đón "khách" trên nguồn xuống mà còn từ đại dương vào. Trong đó có hai vị khách đặc biệt là cá kình và cá dìa. Ngư dân gọi là những Tôn Ngộ Không vì chúng được sinh ra từ đá và nước biển(!) Cả cuộc đời chúng không bao giờ đẻ, chúng không có bất cứ hình thức sinh sản nào để duy trì nòi giống.
Những rạn san hô, đá núi ngoài biển khơi đã tạo ra chúng. Lớn bằng hạt dưa, tầm tháng 4 âm lịch, chúng từ bỏ biển khơi và vào trú ngụ rồi sống suốt một đời ở vùng nước chè hai.
Ngư dân vùng nước chè 2 "hoan hỉ" đón nhận chúng. Họ đánh bắt, con lớn cũng bán mà nhỏ cũng bán được cho những người làm giống nuôi cá thịt. Những con đã vào trong cửa sông rồi thì không quay ra biển được. Ngư dân thỉnh thoảng vẫn bắt được cá kình, cá dìa ngoài biển. Đó là những con đã trễ chuyến đi vào vùng nước chè hai.
Nguồn tin: langvietonline.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn