Câu chuyện sinh kế người dân làng rau Trà Quế được xem là bài học thực tiễn, đặt ra các yêu cầu về giải pháp đồng bộ khi phát triển du lịch xanh với sự tham gia của người dân bản địa.
Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Song song đó, tỉnh Quảng Nam cũng đã dành sự quan tâm đến đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Đây là một hướng đi đúng đắn và bền vững, bởi việc này không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương mà còn tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đồng thời quảng bá hình ảnh Quảng Nam ra thế giới.
UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND thành phố Hội An (Quảng Nam) dự kiến thí điểm tuyến phố văn minh thương mại tại đường Trần Phú, đoạn giao với đường Nguyễn Huệ đến chùa Cầu và đường Nguyễn Thị Minh Khai thuộc khu vực phố cổ.
Nguyễn Viết Lâm và Trần Thị Tuyết Nhung đến từ Cơ sở gốm Sơn Thúy, là những gương mặt đại diện cho thế hệ trẻ gắn bó với nghề gốm truyền thống tại Thanh Hà, Hội An hiện nay.
Hội An là vùng đất mang những giá trị lịch sử đặc trưng, là nơi thể hiện sự giao thoa văn hóa đa dạng, đặc biệt trong thời kỳ Hội An là thương cảng quốc tế.Với sức mạnh nội tại trong giao lưu và tiếp biến văn hóa quốc tế sâu rộng từ thế kỷ XVI, đến nay, Hội An đang được định hướng để phát triển trở thành một thành phố đối ngoại quan trọng của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
Hội An sẽ lấy đường Trần Phú cùng với đường Nguyễn Thị Minh Khai để xây dựng tuyến phố văn minh kiểu mẫu, không ăn xin, không chèo kéo du khách.
Lãnh đạo TP Hội An xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, thời gian, lộ trình triển khai thực hiện
“Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 380, ngày 21/2/2024 về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 23/9, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hội An vừa thống nhất chủ trương Hội An tham gia Tổ chức các thành phố di sản thế giới (OWHC). Trung tâm đang tham mưu UBND thành phố thực hiện thủ tục tham gia theo quy định.
Chiều ngày 23/8/2024 tại Quảng trường sông Hoài, số 01 Cao Hồng Lãnh, TP Hội An đã diễn ra Toạ đàm mang tên “Từ Hội An ra thế giới: Hành trình trở thành công dân toàn cầu” với sự tham gia của Bà Trương Thị Ngọc Cẩm- Giám đốc Trung tâm Văn hoá- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình TP Hội An; Ông Hồ Thanh Bình - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục (CGD); Ông Kiều Việt Cường - Cán bộ Chương trình và Quản lý dự án của UN-Habitat và Bà Ngô Phương Thảo - Chủ tịch Hôi đồng thành viên Hoianlife - Chuyên gia cố vấn và huấn luyên cấp cao của Chương trình Nhà lãnh đạo Tài Ba - Magical Leaders.
Văn hóa không chỉ là di sản mà còn là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển đời sống, kinh tế, xã hội... Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, phát huy vốn văn hóa đóng vai trò quan trọng nhằm xây dựng đô thị bền vững và đáng sống.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại thành phố Hội An của đoàn đại biểu thành phố Szentendre, Hungary do ông Fülöp Zsolt Attila - Thị trưởng thành phố dẫn đầu. Từ ngày 16 - 26/7/2024 đã có nhiều chương trình hoạt động, giao lưu, ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường, thắt chặt quan hệ kết nghĩa giữa hai thành phố.
UBND TP.Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (26/5/2009 - 26/5/2024).