Tuần văn hóa giới thiệu các di sản Bắc Trung bộ đang diễn ra từ ngày 21 đến 23-11 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội).
Giao lưu ca nhạc đường phố là một hoạt động mới được Trung tâm VH-TT Hội An đưa vào chương trình tham quan khu phố cổ ban đêm, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ”.
Phố bao giờ cũng là “sân khấu” diễn xướng, với diễn viên chính là những chủ nhân của di sản.
Quảng Nam có thể xem là vùng đất của thi ca. Chỉ riêng việc hình thành các CLB thơ theo từng địa danh như Hoài Phố, Sông Tranh, Trường Giang… cũng đã phác họa phần nào “diện mạo” con người xứ này: yêu thơ, say mê sáng tác và luận bàn về thơ như thế nào. Hãy thử dự khán một đêm sinh hoạt thơ của CLB Hoài Phố (Hội An) để cảm nhận được sức hấp dẫn của thơ ca chảy ra từ mạch nguồn phố Hội - sông Hoài…
Một đêm nhạc trữ tình thật ấn tượng đã diễn ra đêm 29/10/2011 trên đường phố, bên bờ sông Hoài. Đây là hình ảnh rất quen thuộc đối với du khách khi đến tham quan khu phố cổ Hội An, để vừa được thưởng thức, vừa tham gia biểu diễn trong không gian đầm ấm, thơ mộng.
Mưa và mưa! Những cơn mưa đầu mùa lạnh buốt thi nhau rớt xuống khu phố cổ rêu phong, như muốn xóa đi hết những bụi bặm còn sót lại trên phố sau những ngày nắng dài. Nhưng không vì thế mà dòng người qua lại thưa thớt đi, và con phố như dài ra bởi bước chân của những du khách.
Không một tiếng động cơ, không có ánh đèn, chỉ có tiếng rao vọng lại qua từng con phố già nua. Hội An hiển hiện trở về không gian xưa hòa quyện dưới ánh trăng của đêm rằm ngàn đời vẫn thế. Và dòng người trong đó có du khách lại về bên sông Hoài để cùng thưởng thức trò chơi dân gian bài chòi.
Từ ngày 30/9 đến 3/10/2011 tại Tokyo – Nhật Bản đã diễn ra Hội chợ thế giới JATA do Hiệp hội du lịch Nhật Bản JATA ( Japan Asosciation of Travel Agents ) đứng ra tổ chức.
Dự án “thủ phủ tiếng Anh” có thể giúp Phố Cổ thêm hội nhập toàn cầu và phát triển bền vững.
Nhằm tôn vinh các nghệ nhân và thợ thủ công, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm tiểu thủ công, thủ công mỹ nghệ; giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về sản xuất, chế tác và tiêu thụ sản phẩm lưu niệm. UBND thành phố Hội An tổ chức "Hội thi sáng tác sản phẩm lưu niệm thành phố Hội An lần thứ II", để tạo ra các sản phẩm lưu niệm mới, đặc trưng của Hội An phục vụ nhu cầu mua sắm của khách tham quan và làm quà tặng trong các hoạt động lễ tân, ngoại giao.
Chính quyền Hội An đang vận động để có nguồn vốn mua lại những ngôi nhà cổ, sau đó sẽ cho chính chủ nhân ngôi nhà thuê lại và ở trong ngôi nhà ấy nhằm giữ lại “hồn người”, “hồn phố”
Theo Qui chế Bảo tồn, sử dụng di tích làng gốm Thanh Hà do Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An ban hành năm 2008 thì Di tích làng gốm Thanh Hà hiện nay phân bố tại khối V, phường Thanh Hà, phía Nam giáp sông Thu Bồn, phía Tây và Bắc giáp sông Lai Nghi. Nơi đây cách tỉnh lộ 608 khoảng 100m về phía Nam, cách phố cổ Hội An 3km về phía Tây, phía Bắc giáp ấp An Bang – khối 4 phường Thanh Hà,
Khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chủ trương xây dựng chương trình quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các loại hình nghệ thuật, rất nhiều các đơn vị nghệ thuật, cũng như các công ty tư nhân đã vào cuộc, xây dựng chương trình “đặc sản” để phục vụ du khách quốc tế. Mặc dù nhiều dự án hoạt động lay lắt, thế nhưng vẫn có dự án thành công đáng để học hỏi.
R. Joanne- một du khách người Pháp- đến Hội An với dự định ban đầu chỉ ở 1 đêm. Nhưng rồi cô đã kéo dài thời gian lưu trú đến 3 đêm, rồi đi Hà Nội, Sa Pa và cuối cùng lại quay về Hội An thêm 5 đêm nữa. Lý do khiến cô thay đổi kế hoạch chỉ vì muốn quay lại Hội An để được thưởng thức và tìm hiểu thêm về nghệ thuật truyền thống mà cô được thưởng thức trong đêm đầu tiên ở Hội An.
Tối qua 21.8, lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 9 đã khép lại. Một ngày trước đó, lễ khai mạc diễn ra bên dòng sông Hoài kéo theo những hoạt động sôi nổi mà dư âm để lại thể hiện về mối thâm giao giữa 2 nước từ những thế kỷ trước vọng lại hôm nay như một mối cơ duyên…