//

Dấu ấn của đêm giao lưu tác giả tác phẩm xứ Quảng

Thứ năm - 21/04/2022 06:27

Trong tối ngày 20/4 tại thư viện Thanh Hóa ở Hội An diễn ra chương trình thú vị Giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm. Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong sự kiện “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2022”.

Trọng tâm của buổi giao lưu là 3 tác phẩm nổi tiếng về vùng đất và con người xứ Quảng của các tác giả nổi tiếng: Trường Ca Sóng Cổ Cò vỗ nhịp”, tác giả Lê Anh Dũng. Hội An một thời du lịch” của tác giả Trương Nguyên Ngã và truyện ngắn Tình” của tác giả Huỳnh Viết Lệnh.
 anh1 6 768x461
1.”Sóng Cổ Cò vỗ nhịp” là một trường ca nổi tiếng của nhà thơ Lê Anh Dũng. Tác phẩm là những lát cắt tái hiện những thăng trầm của lịch sử, văn hóa thông qua một dòng sông mang tên Cổ Cò hay còn gọi là Lộ Cảnh Giang.
 
Chảy đi Lộ Cảnh Giang/Chảy ngút ngàn cổ tích/Thức dậy bao trầm tích/Vùng lịch sử âm vang/Chảy đi Cổ Cò sông/Nối hai vùng di sản/Phố cổ và thương cảng/Một mạch nguồn khai thông”.
 
 Nhà thơ Lê Anh Dũng sinh năm 1962 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Đà Nẵng; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đã xuất bản 13 tập sách trong đó có 5 tập trường ca và 8 tập thơ.
Sóng Cổ Cò vỗ nhịp là trường ca thứ 7 rất thành công của nhà thơ Lê Anh Dũng, mang hơi hướng sử thi về con sông Cổ Cò của vùng đất mở xứ Quảng, thể hiện khát vọng hội nhập, phát triển của Quảng Nam - Đà Nẵng trong hành trình mở cõi 550 năm.
 
2. “Hội An một thời du lịch” của tác giả Trương Bách Tường hay còn gọi là Trương Nguyên Ngã, bao gồm những câu chuyện sinh động về một thời phát triển du lịch đã qua. Đồng thời sách còn là tập hợp những thông tin quý báu về hoạt động văn hóa- du lịch của Hội An trong suốt khoảng thời gian dài của một người con Hội An.
“Nếu như Trung tâm quản lý Bảo tồn Di tích Hội An chuyên về trùng tu sửa chữa di tích, nghiên cứu sưu tầm và phục hồi các loại hình văn hóa dân gian bản địa, thì việc tổ chức thực hiện lại các loại hình văn hóa để phát triển du lịch là công việc của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh, Truyền hình Hội An” (Trích sách Hội An một thời du lịch).
“Viết lại câu chuyện cũ, những câu chuyện của người Hội An chân ướt chân ráo bước vào thị trường du lịch, ngay từ những buổi đầu chập chững, cũng là cách soi rọi vào quá khứ. Từ đó có thể nhận ra những xu hướng phù hợp với không gian và văn hóa của vùng đất này. Hy vọng người Hội An với bản lãnh, với vốn văn hóa và tinh thần cầu thị sẵn có của mình, sẽ giao thoa chọn lọc những tinh túy ngoại lai, dung hòa, bồi đắp vào nền tảng văn hóa được các bậc tiền nhân trao lại”. (Trích sách Hội An một thời du lịch).
 
3. Truyện ngắn “Tình” của tác giả Huỳnh Viết Lệnh với những lời văn mộc mạc, gần gũi như lời tâm sự về chuyện người, chuyện đời…Nhà văn tạo ra ấn tượng với độc giả khi đi sâu vào nội dung, cách hành văn mà người đọc có cảm giác như chìm vào ngổn ngang nhân tình thế thái…
Nội dung truyện ngắn xoay quanh chuyện tình xảy ra trong chiến tranh, của anh lính với cô nữ sinh trường Trần Quý Cáp. Những mối quan hệ yêu đương, mối quan hệ giữa con người với con người và được kết thúc theo hướng chân thiện mỹ đã để lại những cảm xúc đối với độc giả.
“ Có một thành phố trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh mà vẫn còn nguyên vẹn, nó chỉ cách vùng chiến vài trăm mét nhưng không bị bom đạn tàn phá…Chính sự kì diệu đó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đó chính là: phố cổ Hội An. Phố cổ này ngày trước là một thương cảng sầm uất nổi tiếng, từ thế kỉ mười bảy cảng Hội An là nơi giao thương với các nước châu Á, châu Âu…” (Trích truyện ngắn “Tình”, tác giả Huỳnh Viết Lệnh )
Đêm giao lưu với sự tham gia chia sẻ đầy cảm xúc của 3 tác giả đã để lại những kí ức khó quên trong lòng khán giả- những người yêu mến văn học - nghệ thuật. Những tác phẩm đặc sắc viết về vùng đất và con người Hội An, Quảng Nam đã góp phần lan tỏa tình yêu quê hương đất nước đến với tất cả cư dân xứ Quảng và với những người Quảng xa quê, để bao nhớ thương cũng vơi đi chút nào.
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn