///

Chùa Cầu

Chùa Cầu

Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.

Chùa Ông Hội An

Chùa Ông Hội An

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.

Miếu Văn Thánh Cẩm Phô

Miếu Văn Thánh Cẩm Phô

Miếu Văn Thánh Cẩm Phô được cộng đồng người Việt, cụ thể là cư dân cựu xã Cẩm Phô khởi dựng tự năm nào hiện chưa tìm ra cứ liệu chứng minh. Địa chỉ hiện tại: 32 đường Hùng Vương, khối 3, thành phố Hội An.

Miếu ông địa

Miếu ông địa

Người Hội An đa phần thờ ông Địa tại gia. Có nhà thờ ngài chung với Thần Tài ngay trên nền giữa nhà trong một cái khóm có dáng một cái bàn; người khác, thường là không buôn bán (và cả không mánh mung) lại phối thờ ngài chung nơi trang thờ Táo Quân gồm 3 vị: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

Mộ bà thứ phi triều Tây Sơn

Mộ bà thứ phi triều Tây Sơn

Theo thuyết minh và hướng dẫn của một cụ già, tui đã tìm được mộ của bà thứ phi trong khu vực mộ của các vị tướng Tây Sơn tại thôn năm Cẩm Thanh Hội An.

Đình Sơn Phô

Đình Sơn Phô

Đình Sơn Phô nằm trên đường Cửa Đại cận Thành đội Hội An (Trung tâm hành chính quận Hiếu Nhơn trước 1975).

Miếu ngủ hành Hy Hòa

Miếu ngủ hành Hy Hòa

Miếu Hy Hòa không biết xây dựng năm nào, ngay tên miếu cũng lấy theo tên gọi của phổ lập miếu: Hy Hòa, thuộc làng Minh Hương xưa. Người dân phổ này chuyên làm lịch và hàng mã.

Minh Hương Phật Tự

Minh Hương Phật Tự

Chùa Phật Minh Hương tọa lạc tại số 7 đường Nguyễn Huệ, khối An Định, thành phố Hội An. Đây là ngôi chùa Phật đầu tiên của Hội An và... có trước thành phố Hội An.

Đình Tu Lễ - Cẩm Phô Nghĩa Thương

Đình Tu Lễ - Cẩm Phô Nghĩa Thương

Xưa, dân ta nói chung, người Hội An nói riêng vốn sống đời chân chất. Đôi lứa vào độ xuân thì khi mơ giấc vuông tròn cũng đà hiểu... mộng đá mộng vàng chăn gối nặng. Chuyện trăm năm ai biết ngày sau nên thường hẹn nhau đến đình làng miếu xóm nói lời thệ hứa.

Đình Xuân Lâm

Đình Xuân Lâm

Ngay ngã ba đường Trần Cao Vân và Trần Hưng Đạo Hội An, một ngôi đình điềm nhiên tọa lạc dưới bóng cây da kèn:

Miếu ông Cọp

Miếu ông Cọp

Từ sau năm 1900, Hội An phát triển mở rộng về hướng bắc, hình thành khu nhà ngói theo hai bên đường Phan Chu Trinh bây giờ, thì ven ngoại ô cũng hình thành khu XÓM MỚI mà "miếu Ông Cọp", được dựng lên sau này, trên vuông đất nhìn thẳng ra đường lộ hướng về cổ trấn.

Miếu Sơn Tịnh Nam Diêu

Miếu Sơn Tịnh Nam Diêu

Làng cổ Thanh Hà ngày trước có mười ba ấp, trong đó có ba ấp chuyên làm nghề gốm. Đầu tiên là hai ấp Thanh Chiếm, An Bang. Sau đó là Nam Diêu.

Đình Sơn Phong

Đình Sơn Phong

(Theo tư liệu của nhà khảo cứu Phạm Thúc Hồng và thực tế khảo sát) Đình cổ Sơn Phong được lập từ khi nào hiện chưa có chứng liệu khả tín.

Miếu thờ tổ nghề gốm Nam Diêu

Miếu thờ tổ nghề gốm Nam Diêu

Miếu tổ Nam Diêu được dân làng xây dựng vào năm Tự Đức thứ 21(1868) tại ấp Nam Diêu, xã Thanh Hà(nay là khối 5,phường Thanh Hà, thành phố Hội An) để thờ cúng tổ nghề gốm, các bậc tiền hiền và hậu hiền những người có công trong công việc truyền bá và phát triển nghề gốm tại Nam Diêu Thanh Hà, Hội An.



Các tin khác