Một góc trầm mặc nơi mái phố cổ Hội An. |
Nếu những lớp ve, sơn son thếp vàng theo thời gian phai nhạt buộc người ta phải thường xuyên tu bổ, thì phần mái có phần lâu bền hơn. Những lớp ngói âm dương càng tạo sự gắn liền với dấu ấn không gian xưa cũ.
Ngói âm dương (hay còn gọi là ngói Đợi) là cái tên quen thuộc mà người dân phố cổ đã đặt. Viên ngói được làm thủ công dưới bàn tay khéo léo của những người thợ. Từ chất liệu đất sét, sau khi được nhào nặn, người thợ bỏ vào khuôn đúc thành hình những viên ngói, phơi khô, rồi cho vào lò nung.
Ngói âm dương trên những nóc phố Hội An được “nối” với nhau nhờ vữa hồ và mật mía. Những lớp ngói âm dương tạo nên nét thẩm mỹ của ngôi nhà. Đồng thời cũng mang tới vẻ tiện ích cho cuộc sống bên trong ngồi nhà: tránh được cái nắng nóng miền Trung; cũng như bên chắc hơn trước mưa gió.
Mái nhà ở Hội An gồm hai mái dốc nghiêng, tương xứng nhau. Những lớp ngói được chia thành khe rãnh tạo nên vẻ ngoài chắc chắn hơn cho toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà. Thêm đó là góp phần tạo sự mát mẻ quanh năm cho ngôi nhà. Cũng dễ thay thế, sửa chữa hơn mỗi khi một phần ngói bị hỏng.
Trên những mái phố trầm mặc Hội An vào mùa nắng có sắc màu sậm hơn. Nhưng tới những ngày mưa, trên những mái hiên ấy lại mướt mát màu xanh của rêu, cỏ.
Hình ảnh xưa của dãy phố Trần Phú ở Hội An. |
Đến nay vẫn còn đó những mái nhà lợp ngói âm dương nối liền nhau. |
Dùng hồ, mật mía để nối các lớp ngói âm dương. |
Mái chùa Cầu - hình ảnh đặc trưng của Hội An cũng được được lợp ngói âm dương. |
Một mái phố mang nét xưa cũ nơi phố Hội bên dòng sông Hoài. |
Nhiều mái phố với dấu ấn thời gian là những cây cỏ. |
Mép của mái phố là được xây bằng lớp gạch hồ. |
Những mái phố trầm mặc phố cổ Hội An luôn đủ sức thu hút khách du lịch. |
Nhiều công trình mới xây dựng cũng được xây cất với mái ngói âm dương. |
Tác giả bài viết: Xuân Tùng
Nguồn tin: htdn.ipaquangnam.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn