Hội An là 1 điểm du lịch nổi tiếng. Sự duyên dáng của khu phố cổ với những ngôi nhà cổ được bảo tồn nguyên trạng, những món ăn đặc sản, những chiếc đèn lồng đa sắc màu lung linh huyền ảo đã thu hút du khách gần xa. Ở nơi này, từ hơn 2 năm nay, những bài hát dân ca được ngân lên trong đêm qua giọng ca của những đứa trẻ.
Đúng 19h, tại trước hiên nhà bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, đường Trần Phú, giọng hát trong trẻo của các em nhỏ vang lên những giai điệu dân ca mươt mà . Du khách đến từ nhiều quốc gia, dừng lại mỗi lúc mỗi đông tại địa điểm này để thưởng thức. Khoảng 12 đứa trẻ từ 11-12 tuổi, ngồi trên chiếu, hát theo nhịp vỗ tay của chị Phùng Thị Ngọc Huệ-một nữ ca sĩ của tỉnh Quảng Nam. Chị phát biểu : « Những đứa trẻ này không phải trả bất kỳ học phí nào cả. Sáng kiến mở khóa học này là của Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao Hội An. Mục đích là làm cho bọn trẻ thấm nhuần 1 số loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương ». Các em rất chăm chỉ , nhất là những em học sinh trung học cùng học theo nhóm.
Lời hát được đồng hành với tiếng đàn ghi ta của anh Dương Tấn Sanh- Phó chủ nhiệm Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An.Anh đã tham gia hoạt động này ngay từ buổi ban đầu vào năm 2010. Anh tươi cười bảo rằng : « Chúng tôi dạy hằng đêm. Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ chuyển vào trong phòng trưng bày của bảo tàng. Chỉ có những trận lụt mới có thể ngăn cản chúng tôi tụ họp »
Chị Phùng Thị Ngọc Huệ và anh Dương Tấn Sanh chỉ là 2 trong số 6 nghệ sĩ đảm nhận những khóa học như thế này. « Tôi rất sung sướng được truyền sự say mê những bài hát truyền thống cho trẻ con . Đó chính là cách để thể hiện tình yêu của chúng đối với quê hương », người giáo viên thứ 3- Nguyễn Dương Quý-đội phó đội thông tin lưu động của Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao Hội An tự hào nói như vậy.
Những người trẻ tuổi châm ngòi cho âm nhạc truyền thống Nguyễn Trần tuyết Nhung, một học sinh lớp 6 của trường trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu đã rất hạnh phúc được tham dự khóa học đã phát biểu :. « Thật vui khi được học những giai điệu âm nhạc truyền thống phong phú của địa phương. Đây là 1 hoạt động của nhà trường.Ba mẹ em hoàn toàn ủng hộ em, việc tham gia hoạt động này cũng không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của em ».
Một người bạn cùng nhóm với Nhung là Đoàn Ngọc Tiên cũng đã nói : « Ông em đã tham gia hoạt động này cách đây 2 năm. Chính ông đã khuyến khích em đến đây.Cuối mỗi buổi học, tụi em thường hát cho du khách nghe.
Trên thực tế , người xem ở đây bao gồm cả khách du lịch và người dân địa phương. Nguyễn Tấn Ba là người đạp xe xích lô trong khu phố cổ, mỗi khi không có khách, anh thường đỗ xe tại ngã tư gần bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh để được nghe trẻ con hát. Anh cho biết : « Những hoạt động văn hóa như thế này mang tính giáo duc cao đối với thế hệ trẻ. Phải giữ gìn những làn điệu dân ca truyền thống để hài hòa với khung cảnh của khu phố cổ »
Từ những năm 90, Trung tâm văn hóa thể thao thành phố Hội An đã quyết định chú trọng vào những hoạt động bảo tồn hoặc phục hồi các loại hình nghệ thuật truyền thống và những giá trị văn hóa khác. Vào năm 2004, Trung tâm này đã có sáng kiến là đưa các lớp học hát dân ca vào trong chương trình giáo dục ở bậc trung học cơ sở của thành phố. Năm 2010, Trung tâm đã mở các lớp học này. Ông Võ Phùng, giám đốc Trung tâm văn hóa thể thao thành phố Hội An nhấn mạnh : « Mục đích của chúng tôi là muốn gieo vào thế hệ trẻ lòng say mê âm nhạc truyền thống, đồng thời cũng muốn giới thiệu loại hình văn hóa này với du khách dạo chơi trong phố cổ ».
Những chương trình biểu diễn của trẻ em như thế này là rất cần thiết và đây cũng là một hoạt động mới nhằm thu hút khách du lịch của địa phương.
Hoạt động này rất bình dị , gần gũi với mọi người khiến cho ai cũng có thể cảm nhận nó 1 cách dễ dàng và cảm thấy rất thoải mái khi dạo chơi trong khu phố cổ.