Nhiệm kỳ vừa qua, ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam có nhiều khó khăn do sự tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các tổ chức ILO, UNESCO, VCCI và sự chỉ đạo trực tiếp từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ngành du lịch và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển nhất định.
Tính đến cuối tháng 1.2019, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam có 182 hội viên từ các tổ chức và cá nhân tham gia, tăng 136 hội viên so với đầu nhiệm kỳ là 46 hội viên. Với chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý của nhà nước, Hiệp hội đã tích cực nắm bắt những khó khăn vướng mắc, những kiến nghị đề xuất của các đơn vị thành viên.
Qua đó, kịp thời phản ảnh với các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành liên quan nhằm tìm cách tháo gỡ, giúp các doanh nghiệp ổn định trong hoạt động kinh doanh sản xuất, nhất là các cơ chế chính sách hoạt động du lịch tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra, trước tình trạng xâm thực do nước biển dâng, Hiệp hội đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét bãi bỏ việc đăng ký, kê khai giá cho thuê phòng nghỉ tại các nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn trên địa bàn TP.Hội An và TP.Tam Kỳ.
Bên cạnh đó, còn kiến nghị Sở GTVT tỉnh Quảng Nam có phương án xử lý xe Uber, Grab hoạt động trên địa bàn TP.Hội An khi chưa được phép của cơ quan chức năng và cùng Cục thuế tỉnh xem xét lại việc nộp thuế nhà thầu cho các đơn vị lưu trú khi nhận các booking online của các hãng: Agoda, Booking.com…
Tuy vậy, vẫn còn những khó khăn do các hoạt động du lịch chưa đều tay, chưa thực sự lan tỏa lớn đến tất cả doanh nghiệp du lịch trong toàn tỉnh..
Cũng trong năm 2019, tỉnh Quảng Nam và TP.Hội An sẽ tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày Đô thị cổ Hội An, Khu Đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Đ.VÝ kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn