CôngThương - Vừa qua, việc siết chặt thu vé vào phố cổ đã làm “dậy sóng” dư luận. Ông cho biết rõ hơn về vấn đề này?
Thu vé vào phố cổ Hội An đã thực hiện từ năm 1995 nhưng việc quản lý chống thất thu còn hạn chế. Năm 2013, Hội An đón 1,4 triệu du khách, nhưng vé thực tế thu chỉ khoảng hơn 600.000 vé, nghĩa là thất thoát hơn 50%. Vì thế, việc siết chặt thu vé tham quan là nhằm tăng cường chống thất thu và để du khách có trách nhiệm hơn với di sản. Mặt khác, nếu không thu tiền vé, Hội An sẽ không có kinh phí để vận hành bộ máy quản lý, tiếp thị, duy trì thường xuyên các lễ hội, tu bổ di tích. Do vậy, Hội An đang siết chặt lại việc thu vé khách du lịch, với mức giá 120 đồng/khách quốc tế, 80.000 đồng/ khách trong nước. Các trạm thu vé, các điểm vào phố cổ đều được bố trí để khách dễ tiếp cận mua vé.
Vậy tại sao dư luận phản ứng gay gắt?
Đây là do thông tin chưa chính xác và công tác truyền thông chưa có định hướng, chính quyền còn chủ quan chưa tuyên truyền đến người dân, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch… Ngoài ra, cũng do có một số thái độ tiêu cực từ các hướng dẫn viên tự do, công ty lữ hành thu tiền mua vé nhưng không dẫn khách mà để khách đi lại đơn lẻ trong phố cổ. Để kiểm soát tình trạng này, cơ quan chức năng sẽ truy tên của công ty lữ hành hay hướng dẫn viên du lịch để xử phạt thích đáng, và không để cho du khách chịu thiệt.
Hàng năm Hội An đón một lượng khách rất lớn, để tránh sức ép cho di sản, trung tâm đã có giải pháp gì?
Nhằm giảm sức ép cho phố cổ, chính quyền địa phương đã có chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động du lịch. Hiện xu hướng này tại Hội An đang có tính lan tỏa rất lớn. Du lịch không chỉ tập trung ở khu phố cổ nữa mà phát triển ra vùng xung quanh như Trà Quế, Cẩm Thanh. Các công ty du lịch đã có sự kết nối với người dân Trà Quế, Cẩm Thanh để tổ chức chương trình du lịch như “một ngày làm nông dân” và hiện đang rất thu hút du khách.
Lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại cho người dân so với làm nông nghiệp ở Hội An như thế nào?
2 năm qua, Hội An đẩy mạnh phát triển du lịch homestay giúp mang lại việc làm, thu nhập cho hơn 150 hộ. Hình thức này đã phát triển lan rộng đến tất cả địa bàn trong thành phố. Trung bình hàng năm, mỗi hộ thu nhập khoảng 100 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp.
Thời gian tới, trung tâm có kế hoạch gì để thúc đẩy du lịch phát triển?
Hiện trung tâm hỗ trợ các hộ dân tu bổ, sửa nhà từ 40 - 70% tùy theo loại nhà và vị trí, đồng thời triển khai những chương trình du lịch trong mùa mưa bão. Về kinh doanh của các hộ dân, Ban Quản lý phố cổ Hội An đã có quy định nghiêm ngặt về trưng bày hàng hóa, các bảng hiệu phải đồng nhất để không che nét đẹp của di sản. Bên cạnh đó, Hội An đang quyết liệt thực hiện văn minh thương mại, không để xảy ra tình trạng chèo kéo du khách. Ngoài ra, để tăng nguồn thu cho người dân từ du lịch, Hội An khuyến khích mở các dịch vụ như may đo, sản xuất giày da, lồng đèn nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính địa phương, tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Xin cảm ơn ông!
Thu vé vào phố cổ Hội An đã thực hiện từ năm 1995 nhưng việc quản lý chống thất thu còn hạn chế. Năm 2013, Hội An đón 1,4 triệu du khách, nhưng vé thực tế thu chỉ khoảng hơn 600.000 vé, nghĩa là thất thoát hơn 50%. Vì thế, việc siết chặt thu vé tham quan là nhằm tăng cường chống thất thu và để du khách có trách nhiệm hơn với di sản. Mặt khác, nếu không thu tiền vé, Hội An sẽ không có kinh phí để vận hành bộ máy quản lý, tiếp thị, duy trì thường xuyên các lễ hội, tu bổ di tích. Do vậy, Hội An đang siết chặt lại việc thu vé khách du lịch, với mức giá 120 đồng/khách quốc tế, 80.000 đồng/ khách trong nước. Các trạm thu vé, các điểm vào phố cổ đều được bố trí để khách dễ tiếp cận mua vé.
Vậy tại sao dư luận phản ứng gay gắt?
Đây là do thông tin chưa chính xác và công tác truyền thông chưa có định hướng, chính quyền còn chủ quan chưa tuyên truyền đến người dân, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch… Ngoài ra, cũng do có một số thái độ tiêu cực từ các hướng dẫn viên tự do, công ty lữ hành thu tiền mua vé nhưng không dẫn khách mà để khách đi lại đơn lẻ trong phố cổ. Để kiểm soát tình trạng này, cơ quan chức năng sẽ truy tên của công ty lữ hành hay hướng dẫn viên du lịch để xử phạt thích đáng, và không để cho du khách chịu thiệt.
Nhờ hệ thống chính sách liên kết chặt chẽ về quản lý di sản và phát triển du lịch, Hội An đã trở thành một trong những trường hợp thành công nhất ở Việt Nam trong việc bảo đảm sự tồn tại lâu dài của di sản văn hóa và nâng cao chất lượng của cuộc sống người dân bằng định hướng phát triển du lịch. |
Nhằm giảm sức ép cho phố cổ, chính quyền địa phương đã có chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động du lịch. Hiện xu hướng này tại Hội An đang có tính lan tỏa rất lớn. Du lịch không chỉ tập trung ở khu phố cổ nữa mà phát triển ra vùng xung quanh như Trà Quế, Cẩm Thanh. Các công ty du lịch đã có sự kết nối với người dân Trà Quế, Cẩm Thanh để tổ chức chương trình du lịch như “một ngày làm nông dân” và hiện đang rất thu hút du khách.
Lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại cho người dân so với làm nông nghiệp ở Hội An như thế nào?
2 năm qua, Hội An đẩy mạnh phát triển du lịch homestay giúp mang lại việc làm, thu nhập cho hơn 150 hộ. Hình thức này đã phát triển lan rộng đến tất cả địa bàn trong thành phố. Trung bình hàng năm, mỗi hộ thu nhập khoảng 100 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp.
Thời gian tới, trung tâm có kế hoạch gì để thúc đẩy du lịch phát triển?
Hiện trung tâm hỗ trợ các hộ dân tu bổ, sửa nhà từ 40 - 70% tùy theo loại nhà và vị trí, đồng thời triển khai những chương trình du lịch trong mùa mưa bão. Về kinh doanh của các hộ dân, Ban Quản lý phố cổ Hội An đã có quy định nghiêm ngặt về trưng bày hàng hóa, các bảng hiệu phải đồng nhất để không che nét đẹp của di sản. Bên cạnh đó, Hội An đang quyết liệt thực hiện văn minh thương mại, không để xảy ra tình trạng chèo kéo du khách. Ngoài ra, để tăng nguồn thu cho người dân từ du lịch, Hội An khuyến khích mở các dịch vụ như may đo, sản xuất giày da, lồng đèn nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính địa phương, tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Xin cảm ơn ông!