Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Nơi đây cũng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa, hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển.
Trải qua hàng thế kỷ, Hội An ngày nay vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn những kiến trúc cổ có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị.
Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4-12-1999, UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới.
Chùa Cầu.
Góc phố.
Dưới mưa.
Ngõ hẹp.
Phố lồng đèn.
Hội quán.
Rêu phong.
Yên tĩnh.
Giếng cổ.
Văn Khánh SGĐT
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn