//

Xíu Mà Hội An

Thứ ba - 21/12/2010 10:04

Xíu Mà là món ăn có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc), du nhập vào Hội An (Quảng Nam) khi những người Hoa đến buôn bán kinh doanh. Đây là món ăn ngoài tác dụng điểm tâm thanh cảnh, còn là một bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, giải nhiệt, chống cảm nắng, suy nhược cơ thể…

 

“Chí mà phủ “ (chè mè đen) được chế biến từ mè đen và các loại thuốc Bắc như sanh địa, thục địa và các loại rau mã đề, bồ ngót. Mè đen ngâm từ 2 – 3 giờ, xay nhuyễn rồi ninh nhừ cùng với các thứ phụ liệu kể trên, thành một thứ nước sền sệt, đen tuyền, hơi ngọt. Ăn vào có cảm giác mịn ngọt, dìu dịu ở đầu lưỡi. Ở Hội An chỉ có hai anh em ông Thiểu bán món này thôi. Hai ông chia nhau các khu phố mà bán, tiếng rao “chí mà…đây” len lỏi vào từng con hẻm nhỏ, lâu ngày nghe chệch thành “xí mà …đây”. 

Xíu Mà được làm rất công phu từ bột gạo nếp hương, nhân dừa xay nhuyễn, vừng (mè), đậu xanh, đường tinh luyện và thanh địa thuốc bắc. Khi nấu chín, Xíu Mà có màu đen sánh, mùi thơm lan tỏa.

Ở Hội An, bao năm qua cứ vào mỗi buổi sáng tại góc đường Nguyễn Trường Tộ, mọi người đều thấy một ông cụ đầu đội chiếc nón rộng vành ngồi múc từng chén Xíu Mà bán cho người dân và du khách. Đó chính là già Ngô Thiểu nổi tiếng làm Xíu Mà ở Hội An, giờ đây đã trở thành thương hiệu “Xíu Mà Ngô Thiểu”.


Ông Ngô Thiểu - Người bán xíu mà.


Ông cho biết, xưa nay ở Hội An cũng có vài nhà làm Xíu Mà nhưng do nhiều lý do mà dần bị mai một thất truyền. Hơn 75 năm trước, ông đã được chứng kiến cách làm Xíu Mà từ ông nội và cha mẹ của mình. Những năm trước đây, khi còn khỏe và phải lo nhiều cho cuộc sống, già Ngô Thiểu dậy từ rất sớm để làm Xíu Mà rồi gồng gánh 2 nồi lớn đi rao bán quanh Hội An đến quá trưa mới về tới nhà. Mệt lả, nhưng ông rất vui vì đã bán được hết hàng và có những lời khen, lời dặn ngày mai lại đến từ những khách hàng. Nay đã ngoài 90 tuổi, trông ông vẫn rất khỏe khoắn. Tuy không gánh hàng đi rao bán như xưa, ông chỉ ngồi một chỗ cố định trên đường vào trung tâm phố cổ Hội An (Quảng Nam) mà người dân đến ăn và mua về vẫn rất đông đúc.

Cách đây mấy trăm năm, món “chí mà phù” chủ yếu do người dân Quảng Đông – Trung Quốc ở Hội An làm rồi bán rong, nhưng hôm nay, chỉ còn mỗi ông Ngô Thiểu sớm sớm đi về. Có cháu con gì nối nghề nối nghiệp? – Ông bảo: “Sau tôi chẳng ai. Biết là có thể mất nhưng tôi tin là người ta sẽ nhớ. Mà không phải nhớ tôi đâu nghe!”.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn