Hội An trong mắt giới thương gia nước ngoài
- Thứ sáu - 08/04/2022 08:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Không phải là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, “Xứ Đàng Trong” chỉ là sự ghi chép "mắt thấy tai nghe" của giáo sĩ Cristoforo Borri về vùng đất mà ông đã có cơ hội đến và sống trong thời gian không ngắn.Tuy nhiên, sau khi được xuất bản lần đầu tiên năm 1631, cuốn sách Xứ Đàng Trong đã vượt khỏi mục đích ban đầu của tác giả cũng như sự giới hạn của thời gian.
Ngoài việc lột tả sự phong phú, giàu có về tài nguyên sản vật, sự tươi đẹp của thiên nhiên nơi vùng đất phía Nam của Đại Việt đương thời, Xứ Đàng Trong còn cho người đọc hình dung về một vùng đất đặc sắc về văn hóa với những con người "muôn vàn lịch thiệp, gần gũi và văn minh".
Ở vùng đất đó, những kẻ xa lạ về cả nhân dạng lẫn văn hóa như Borri, hay thay, lại có được cảm giác "Cư xử thân tình như anh em một nhà, ngay cả chưa từng gặp gỡ hay quen biết", được đưa đi từ ngạc nhiên này đến thích thú khác.
Cristoforo Borri nhận xét về tính cách độc đáo của người Hội An, Quảng Nam xưa: “Nhờ lòng tử tế bẩm sinh và những tập quán bình dị mà họ tạo được khối đoàn kết tinh thần hoàn hảo, họ cư xử thân tình như anh em một nhà, ngay cả chưa từng gặp gỡ hay quen biết.
Nếu ai đó ăn một thứ gì mà không chia cho mọi người xung quanh một miếng nhỏ thì sẽ bị mang tiếng là ti tiện. Bản năng tự nhiên của họ là thiện lương và trên hết phải tử tế với người nghèo khổ, họ không bao giờ từ chối bố thí cho những người cần, đó được coi như là bổn phận”.
Cristoforo Borri nêu ra dẫn chứng khá lý thú về tính hào hiệp của người Quảng là “không bao giờ từ chối người đã cất lời xin họ”, mà chính ông từng chứng kiến: Có lần, có mấy người ngoại quốc bị đắm tàu và được cứu tại một cảng Đàng Trong (Hội An). Họ không biết tiếng để xin người ta cho thức ăn, họ chỉ cần học mỗi chữ “doij”, có nghĩa là “tôi đói”.
Vừa nghe thấy người ngoại quốc than thở như vậy, tất cả đều động lòng thương và cho họ ăn, đến nỗi chỉ trong một thời gian rất ngắn, họ thu được rất nhiều thức ăn dự trữ, đến khi Chúa Nguyễn cấp cho họ một chiếc tàu để trở về quê quán thì chẳng ai muốn đi vì họ quyến luyến một lãnh thổ mà ở đó họ gặp được những người rộng rãi cho họ các thứ để sống mà không phải làm việc.
Tác giả tập ký sự “Xứ Đàng Trong” còn nhắc đến câu chuyện: Để kiểm nghiệm tính hào hiệp của người Hội An, một lái buôn Bồ Đào Nha tới gần thuyền của một người đánh cá nghèo. Đặt tay trên một cái rổ lớn đầy cá, ông nói bằng tiếng bản xứ: “Scin mocaij”, nghĩa là “cho tôi xin cái này”.
Chẳng nói chẳng rằng, người thuyền chài đưa ngay cho ông rổ cá để ông đem về. Người Bồ rất sửng sốt và khen ngợi lòng quảng đại của người Đàng Trong. Cảm thương người thuyền chài nghèo khổ, ông đã trả tiền rổ cá theo giá của nó.
Vùng đất đó là Đàng Trong của thế kỷ 17, một xứ sở kỳ lạ hay gần như kỳ diệu dưới con mắt Cristoforo Borri. Và có thể là ngay cả với chính chúng ta, những kẻ hậu sinh sau mấy trăm năm của xứ sở ấy, khi lần giở “Xứ Đàng Trong”.
Ở vùng đất đó, những kẻ xa lạ về cả nhân dạng lẫn văn hóa như Borri, hay thay, lại có được cảm giác "Cư xử thân tình như anh em một nhà, ngay cả chưa từng gặp gỡ hay quen biết", được đưa đi từ ngạc nhiên này đến thích thú khác.
Nếu ai đó ăn một thứ gì mà không chia cho mọi người xung quanh một miếng nhỏ thì sẽ bị mang tiếng là ti tiện. Bản năng tự nhiên của họ là thiện lương và trên hết phải tử tế với người nghèo khổ, họ không bao giờ từ chối bố thí cho những người cần, đó được coi như là bổn phận”.
Cristoforo Borri nêu ra dẫn chứng khá lý thú về tính hào hiệp của người Quảng là “không bao giờ từ chối người đã cất lời xin họ”, mà chính ông từng chứng kiến: Có lần, có mấy người ngoại quốc bị đắm tàu và được cứu tại một cảng Đàng Trong (Hội An). Họ không biết tiếng để xin người ta cho thức ăn, họ chỉ cần học mỗi chữ “doij”, có nghĩa là “tôi đói”.
Vừa nghe thấy người ngoại quốc than thở như vậy, tất cả đều động lòng thương và cho họ ăn, đến nỗi chỉ trong một thời gian rất ngắn, họ thu được rất nhiều thức ăn dự trữ, đến khi Chúa Nguyễn cấp cho họ một chiếc tàu để trở về quê quán thì chẳng ai muốn đi vì họ quyến luyến một lãnh thổ mà ở đó họ gặp được những người rộng rãi cho họ các thứ để sống mà không phải làm việc.
Tác giả tập ký sự “Xứ Đàng Trong” còn nhắc đến câu chuyện: Để kiểm nghiệm tính hào hiệp của người Hội An, một lái buôn Bồ Đào Nha tới gần thuyền của một người đánh cá nghèo. Đặt tay trên một cái rổ lớn đầy cá, ông nói bằng tiếng bản xứ: “Scin mocaij”, nghĩa là “cho tôi xin cái này”.
Chẳng nói chẳng rằng, người thuyền chài đưa ngay cho ông rổ cá để ông đem về. Người Bồ rất sửng sốt và khen ngợi lòng quảng đại của người Đàng Trong. Cảm thương người thuyền chài nghèo khổ, ông đã trả tiền rổ cá theo giá của nó.
Vùng đất đó là Đàng Trong của thế kỷ 17, một xứ sở kỳ lạ hay gần như kỳ diệu dưới con mắt Cristoforo Borri. Và có thể là ngay cả với chính chúng ta, những kẻ hậu sinh sau mấy trăm năm của xứ sở ấy, khi lần giở “Xứ Đàng Trong”.
Trích sách “Cư dân Faifo- Hội An trong lịch sử”, Nguyễn Chí Trung.