Phóng viên nước ngoài tìm ‘linh hồn bánh mì’ ở Hội An
- Thứ ba - 10/09/2024 10:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Có thể nói bánh mì Việt Nam là sự kết hợp tinh hoa nhân loại, cụ thể là bánh mì vàng từ Pháp vàng, pate gan lợn, thịt lợn nướng, thịt hamburger kiểu Mỹ, mayonnaise, một hỗn hợp của các loại rau gia vị bản địa và tương ớt.
Bánh mì giòn du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19.
Đồng hành cùng phóng viên Kate Springer từ đài CNN là anh Huỳnh Hữu Phước, người sáng lập nhóm ẩm thực đường phố Hội An và hướng dẫn các lớp học nấu ăn cho khách du lịch. Anh Phước nói: "Thứ bạn cần nếm thử ở Hội An, đó chính là bánh mì”.
Phi Bánh Mì
Anh Phước nói rằng "Hội An thực sự" không nằm tại Khu Phố cổ, vì vậy cả hai đã đi về phía tây bắc đến Khu B để tìm hiểu cuộc sống và phong cách ẩm thực của Hội An.
Dừng lại trên một con phố tương đối yên tĩnh, anh Phước chỉ tay đến biển hiệu “Phi Bánh Mì”. Một quán nhỏ ngoài trời với bàn nhôm và ghế nhựa đỏ.
Chỉ chưa đầy một phút sau khi gọi, ổ bánh mì xuất hiện với một sự kết hợp phong phú giữa các loại rau gia vị, như rau mùi, hành lá, húng quế và nước tương ớt tự chế.
Bánh mì thịt nướng của tiệm Phi Bánh mì.Điều khiến món bánh mì này đặc biệt chính là thịt nướng. Anh Phước giải thích: "Phần ngon nhất của lợn là ba chỉ, nhưng mỗi con có một hương vị khác nhau. Loại nuôi thả là loại ngon nhất, và đó là những gì chủ quán sử dụng".
Địa chỉ: 88 Thái Phiên, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
Madam Khanh - Nữ hoàng Bánh mì
Madam Khanh được mệnh danh là Nữ hoàng Bánh mì và điều đó hoàn toàn có cơ sở. Bà Nguyễn Thị Lộc (nay ngoài 90 tuổi) đã thành lập công ty kinh doanh bánh mì của mình vào năm 1975 và điều hành trong 45 năm, gần một nửa cuộc đời của bà.
Loại bánh mì đặc biệt với rau răm và trứng ốp lết của Madam Khanh.Mặc dù hiện tại bà đã truyền nghề cho con gái, “madam” vẫn thường ghé qua vào buổi sáng để phụ bán hàng.
Bánh mì của bà rất ngon, với các loại rau gia vị tươi và sốt mayonnaise tự chế, kèm theo đó là patê tự làm từ gan lợn với hành lá thái nhỏ, sả, tiêu, muối, một chút bột ngọt.
Kể từ khi thế hệ thứ hai tiếp quản, tiệm bánh mì trở nên hiện đại hơn và phù hợp hơn cho người nước ngoài. Gia đình giới thiệu một thực đơn lớn hơn, bao gồm cả món chay, thịt bò và cá, cộng với một chút nước sốt ngọt và món trứng tráng bên trong.
Địa chỉ: 115 Trần Cao Vân, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam.
“Lò Bánh Mì Sài Gòn” tại Hội An
Sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Tạ Thị Nghĩa, chủ sở hữu của Bánh Mì Sài Gòn tại Hội An, chuyển đến Hội An cách đây 20 năm để tìm kiếm cơ hội mới.
Bà Nghĩa đem hương vị bánh mì Sài Gòn ra Hội An lập nghiệp từ 20 năm trước.Bà nhanh chóng tìm thấy một nơi thích hợp, lập gian hàng bánh mì bên lề đường và được người dân ủng hộ hết mình. Sau đó, bà mở rộng kinh doanh đến vị trí thứ hai, nơi người con gái đang nối nghiệp.
Cũng chỉ là một quầy hàng cùng vài chiếc ghế nhựa, nhưng món bánh mì nơi đây đặc biệt trong từng thành phần.
Tiệm bánh mì của bà Nghĩa.Anh Phước giải thích: "Bánh mì của bà ấy hơi khác một chút bởi nét truyền thống miền nam. Bà ấy dùng thịt ba rọi thay vì thịt nướng kiểu người Hoa và thêm ớt xanh. Món mayonnaise cũng khác, với trứng, dầu và sữa chua để tạo vị chua nhẹ".
Nồi patê gan nấu trên bếp lửa.Thành phần đáng nhớ nhất của món bánh bì là patê, được nấu trên bếp than để lộ, với mức lửa vừa phải. Món patê của tiệm có chút ngọt hơn những nơi khác.
Địa chỉ: 151 Trần Hưng Đạo, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam.
Bánh mì Phượng
Bánh mì Phượng bán khoảng 3.000-4.000 ổ mỗi ngày.
Bánh mì Phượng thu hút rất nhiều du khách và người dân.Bảy năm trước, một người đàn ông đến đây cùng chiếc máy ảnh, mua bánh mì và nhận xét rằng nơi đây có món bánh mì ngon nhất trên thế giới. Đó là vị đầu bếp lừng danh thế giới Anthony Bourdain. Sau đó, Bánh mì Phượng nhận được rất nhiều sự chú ý của quốc tế và trở nên nổi tiếng.
Tiệm bánh mì do bà Trương Thị Phượng (còn gọi là Madam Phuong) "mở cửa" vào khoảng 55 năm trước. Bà đứng tiệm trong khoảng 25 năm, trước khi chuyển nó cho con gái cả.
Nơi đây nổi tiếng với món bánh mì thịt nướng.Ban đầu, Madam Phượng hoàn toàn bị choáng ngợp khi chuyển từ nghề giáo sang bán bánh mì. Nhưng người bạn đời của bà, ông Đặng Ngọc Châu đã bỏ nghiệp cảnh sát để phụ vợ trông nom tiệm bánh mì.
Từ đó, ông Châu trở thành lực lượng sáng tạo đằng sau căn bếp và là người tinh chế công thức nấu ăn.
Anh Phước nhận xét: "Vào thời điểm đó, đối với một người đàn ông trẻ tuổi, bỏ công việc tốt và bắt đầu làm việc trong một nhà bếp là điều gì đó đi ngược lại quan điểm xã hội. Ông ấy thực sự là hình mẫu của tình yêu và nghị lực".
Ông Châu là người viết ra các công thức nấu ăn, và thường xuất hiện lúc 4g30 sáng mỗi ngày để dọn hàng. Ông ấy là linh hồn của nơi này".
Địa chỉ: 2B Phan Chu Trinh, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam.
Bánh mì Lành
Một gian hàng nhỏ gần chùa Chùa Nam Quang ở phía đông bắc Hội An, Bánh mì Lành thu hút một số người dân địa phương bởi hương vị đặc trưng. Trong khoảng 30 năm, gian hàng do bà Khưu Thị Lành làm chủ.
Xe bánh mì Lành kế chùa Nam Quang.Anh Phước giải thích: "Hương vị này thực sự sinh ra ở Hội An. Họ sử dụng bánh mì giống như bánh của bà Phượng và patê tự chế theo cách truyền thống với sả và hành lá".
Bánh mì không quá ngọt, cũng không quá nhiều sốt, với phần vỏ bánh xốp giòn. Khi ăn bánh mì, người dân địa phương thường ngồi xuống ghế nhựa.
Phải đến miếng cắn thứ nhì, bạn mới cảm nhận được hết hương vị từ ổ bánh mì.Miếng bánh mì đầu tiên không bao giờ thực sự ngon, nhưng ở miếng thứ hai... Đó là khi bạn bắt đầu cảm nhận được tất cả các thành phần và bánh mì, trong một miếng bánh. Mọi thứ đều ngon tuyệt".
Địa chỉ: Cạnh chùa Nam Quang, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam.
Tấn Vĩ (Theo CNN)
phunuonline