Đảo ngô đồng Hội An
- Thứ tư - 26/07/2023 20:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngô đồng đỏ được xem là biểu tượng của vùng đảo Cù Lao Chàm, Hội An. Tháng 11/2014, Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã công nhận 3 loài cây ở Cù lao Chàm là cây Di sản Việt Nam, trong đó có cây ngô đồng đỏ ở Hòn Lao tuổi trên 100 năm. Tháng 4/2015, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công bố quyết định và gắn bia công nhận cây Di sản Việt Nam cho quần thể 3 cây ngô đồng đỏ cổ thụ tại dốc suối Tình, thôn Bãi Làng, có tuổi đời 155-250 năm.
Ai đã từng tới Huế thì chắc hẳn cũng biết được vẻ đẹp của cây ngô đồng được trồng trong Đại Nội. Theo Đại Nam nhất thống chí, vua Minh Mạng đã cho trồng 2 cây ngô đồng 2 bên góc điện Cần Chánh (Đại nội Huế) với ước mong được thấy chim phượng hoàng về đậu. Không những thế, khi cho đúc cửu đỉnh, vua Minh Mạng đã cho chạm khắc trên chiếc đỉnh mang thụy hiệu của mình, tức là Nhân đỉnh, các họa tiết thể hiện cây ngô đồng.
Điều đáng nói là dù phát triển du lịch nhưng tới nay Cù lao Chàm vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Ở một khúc quanh, trong buổi chiều khi mặt trời đang chìm dần xuống biển, bất chợt hiện ra sắc đỏ của hoa ngô đồng, có cảm giác như đang lạc vào chốn hồng hoang. Ngô đồng sống bám vào núi đá, vào đầu mùa hạ khoảng tháng 4, những chiếc lá chuyển dần sang màu vàng. Vào tháng 5 chúng thay nhau rụng lá đến hết tháng 6. Cho đến tháng 7, tháng 8 chính là lúc hoa ngô đồng nở rộ, nhìn từ xa như một vệt màu đỏ trải khắp vùng trời. Đến tháng 9, hoa thưa dần, cây bắt đầu trổ thêm những chiếc lá non.
Trên nhóm đảo Cù lao Chàm, đâu cũng có cây ngô đồng, nhưng nhiều nhất là ở phía tây sườn núi Hòn Lao.
Người dân Cù lao Chàm nói riêng, người Quảng Nam nói chung rất có ý thức bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch. Cũng chính vì vậy mà ở tỉnh này, không gian biển Cù lao Chàm vẫn nguyên vẹn, và phố cổ Hội An, quần thể đền đài Mỹ Sơn vẫn giữ được nét cổ xưa.
Điều này khác hẳn các điểm du lịch ở nhiều địa phương khi luôn được làm mới, “trẻ hóa di tích”, sân khấu hóa di tích, lễ hội. Khiến cho di tích, lễ hội mất dần, chỉ còn nhung tuyết bên ngoài.
Bảo tồn và phát triển, khai thác di tích, di sản để làm du lịch là điều có thể hiểu được. Nhưng khai thác theo kiểu bóc lột, xóa đi dấu vết văn hóa đặc trưng thay vào đó những giá trị văn hóa khác lạ, lai tạp đáng tiếc lại diễn ra khá phổ biến.
Vì thế càng trân trọng hơn Cù lao Chàm, nơi còn được biết đến với cái tên rất đẹp là “Đảo ngô đồng”. Một điều đáng nói nữa là người dân trên đảo lấy vỏ cây ngô đồng làm võng, bán rất được giá. Nhưng không vì thế mà người dân triệt hạ ngô đồng để kiếm lợi. Vì thế hôm nay tới Cù lao Chàm, chúng ta mới được thả hồn trong không gian mơ màng dưới những vòm hoa ngô đồng chói rực dưới ánh mặt trời của một vùng biển đảo nhiều nắng gió.
Trên nhóm đảo Cù lao Chàm, đâu cũng có cây ngô đồng, nhưng nhiều nhất là ở phía tây sườn núi Hòn Lao.
Người dân Cù lao Chàm nói riêng, người Quảng Nam nói chung rất có ý thức bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch. Cũng chính vì vậy mà ở tỉnh này, không gian biển Cù lao Chàm vẫn nguyên vẹn, và phố cổ Hội An, quần thể đền đài Mỹ Sơn vẫn giữ được nét cổ xưa.
Điều này khác hẳn các điểm du lịch ở nhiều địa phương khi luôn được làm mới, “trẻ hóa di tích”, sân khấu hóa di tích, lễ hội. Khiến cho di tích, lễ hội mất dần, chỉ còn nhung tuyết bên ngoài.
Bảo tồn và phát triển, khai thác di tích, di sản để làm du lịch là điều có thể hiểu được. Nhưng khai thác theo kiểu bóc lột, xóa đi dấu vết văn hóa đặc trưng thay vào đó những giá trị văn hóa khác lạ, lai tạp đáng tiếc lại diễn ra khá phổ biến.
Vì thế càng trân trọng hơn Cù lao Chàm, nơi còn được biết đến với cái tên rất đẹp là “Đảo ngô đồng”. Một điều đáng nói nữa là người dân trên đảo lấy vỏ cây ngô đồng làm võng, bán rất được giá. Nhưng không vì thế mà người dân triệt hạ ngô đồng để kiếm lợi. Vì thế hôm nay tới Cù lao Chàm, chúng ta mới được thả hồn trong không gian mơ màng dưới những vòm hoa ngô đồng chói rực dưới ánh mặt trời của một vùng biển đảo nhiều nắng gió.
Theo Daidoanket.vn