Đặc sắc Lễ giỗ Tổ nghề gốm Thanh Hà, Hội An
- Thứ tư - 14/08/2024 09:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngoài phần tế lễ, diễu hành lân sư rồng qua các tuyến đường trong làng, còn có các hoạt động thú vị khác như cuộc thi chế tác gốm, trưng bày sản phẩm gốm, không gian ẩm thực, đua ghe ngang...
Cuộc thi chế tác gốm tại Lễ Giỗ tổ Nghề gốm
Hoạt động Đua ghe ngang tại Lễ Giỗ tổ Nghề gốm
Trưng bày Sản phẩm gốm Thanh Hà
Theo thường lệ hằng năm vào đầu tháng 7 âm lịch, người dân làng gốm Thanh Hà sẽ hội tụ lại, cùng nhau tổ chức lễ giỗ tổ nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức các bậc tiền nhân đã có công khai hoang lập làng, dựng nghề làm nên diện mạo nghề gốm như hiện nay.
Nghề gốm Thanh Hà được hình thành từ khá sớm, trên cơ sở kỹ thuật chế tác gốm truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ và có sự giao lưu, tiếp biến, sáng tạo của những cư dân sinh sống ở vùng đất mở Quảng Nam.
Hoạt động tế lễ tại Lễ giỗ Tổ nghề gốm
Với bàn tay khéo léo, tài hoa và sáng tạo, những cư dân ở mảnh đất Thanh Hà đã tạo dựng tên tuổi cho làng gốm hơn 500 năm tuổi. Những sản phẩm gốm Thanh Hà xưa được chu du ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế..., góp phần xây dựng nên các công trình kiến trúc tại Đô thị cổ Hội An và hiện nay còn xuất khẩu sang cả nước ngoài và được thành phố Hội An đem đi giới thiệu, quảng bá ở nhiều nơi.
Các hoạt động tại Lễ Giỗ Tổ đã thu hút đông đảo du khách tham gia
Thông qua lễ hội cũng là dịp giới thiệu hình ảnh làng gốm Thanh Hà với du khách trong và ngoài nước, đồng thời bảo tồn, phát huy nghề gốm truyền thống, gắn liền với việc đào tạo nghề cho thế hệ trẻ...
Khi Hội An đã trở thành Thành phố thủ công và nghệ thuật dân gian, các hoạt động truyền thống nhưng đề cao sự sáng tạo như thế này sẽ tiếp tục vun đắp các giá trị vững bền cho thành phố.
Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình Hội An