Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới

http://hoianworldheritage.org.vn


Người dân vào cuộc với GEF

QUỸ Môi trường toàn cầu (GEF) từng vào cuộc mạnh mẽ tại Hội An với nhiều dự án liên quan đến môi trường. Có thể kể đến dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường cho đô thị cổ Hội An” được triển khai từ tháng 3.2007 đến tháng 12.2010, với sự tài trợ của GEF. Xây dựng mô hình cộng đồng quản lý rác thải tại xã Cẩm Thanh là một trong những mục tiêu của dự án.

Nằm ở vùng nông thôn ven biển, Cẩm Thanh gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu gom rác thải. Vậy mà kể từ khi dự án được triển khai, nhận thức của cộng đồng đã được nâng lên đáng kể: người dân đã tự giác phân loại, thu gom rác thải; thành lập đội thu gom và phân loại rác thải… Theo ông Chu Mạnh Trinh, Trưởng nhóm chuyên gia của dự án, mô hình quản lý rác thải xã Cẩm Thanh được nhiều địa phương trong tỉnh đến tham quan, học tập. Từ kết quả này, chương trình tại Việt Nam của GEF đã tiếp tục tài trợ Hội An thực hiện dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An” nhằm thúc đẩy hoạt động thu gom, phân loại và xử lý chất thải. Trong số các đối tượng hướng đến để nâng cao năng lực bảo vệ môi trường, có đội ngũ thu mua ve chai và đại lý mua bán phế liệu. 

alt
Điểm đến của du lịch sinh thái Cẩm Thanh.                Ảnh: QUỐC HẢI

Xã Cẩm Thanh có khu hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn đặc trưng với diện tích vào thời điểm cao nhất, trước thập niên 80, lên đến hàng trăm héc ta. Đặc biệt rừng dừa Bảy Mẫu không chỉ trải rộng trên địa bàn các thôn 1, 2, 3 và 8 của xã Cẩm Thanh mà lịch sử tồn tại và phát triển của nó luôn gắn liền với các chứng tích oai hùng của Đảng bộ và nhân dân Cẩm Thanh. Từ ngày con tôm “lên ngôi”, hàng trăm héc ta rừng dừa ngập mặn đã bị chặt phá

Từ 2007 đến nay, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của GEF đã tài trợ cho tỉnh Quảng Nam 5 dự án về bảo vệ môi trường và bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên với tổng kinh phí hơn 4,3 tỷ đồng. Trong đó, Hội An có 4 dự án, kinh phí tài trợ 3,5 tỷ đồng.

khiến diện tích dừa nước hiện chỉ còn gần 65ha. May thay, nhờ dự án “Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững” với tổng kinh phí gần 1,86 tỷ đồng khởi động tháng 10.2009, GEF tài trợ gần 900 triệu đồng), rừng dừa nước đang được phục hồi khi người dân ký cam kết bảo vệ rừng dừa nước và xây dựng sinh kế cho cộng đồng. Ông Lê Nhương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Thanh, Trưởng ban Điều hành dự án - cho biết, đến nay địa phương đã xây dựng quy định cộng đồng bảo vệ rừng dừa nước, lồng ghép một số hoạt động như trồng rừng ngập mặn, mở các lớp tập huấn thủ công mỹ nghệ cho người dân. Chương trình này cũng thu hút sự quan tâm của dự án Rừng ngập mặn cho tương lai (Mangrove For Future - MFF) nhằm huy động thêm kinh phí cho hoạt động bảo tồn và phát triển rừng dừa nước của dự án.

Hội An đang xây dựng thành phố sinh thái, trong đó công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên là nhiệm vụ rất quan trọng. Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Điều phối viên của GEF khẳng  định: “Trên cơ sở hợp tác hiệu quả với chính quyền và người dân Hội An trong những năm qua, GEF hy vọng các dự án triển khai sẽ thành công, hiệu quả và được nhân rộng.  GEF hy vọng sẽ có những hợp tác tiếp theo nhằm góp phần vào công tác quản lý môi trường của TP. Hội An”.

 

Tác giả bài viết: QUANG HUY

Nguồn tin: www.zing.vn