//

Có một làng nghề sinh ra từ rừng dừa Bảy Mẫu

Có một làng nghề sinh ra từ rừng dừa Bảy Mẫu

Thời chiến, rừng dừa Bảy Mẫu được xem là ấp chiến lược của quân và dân Hội An chống lại sự công phá dữ dội của bom mìn kẻ địch. Thời bình, rừng dừa ấy tiếp tục là niềm tự hào của người dân Hội An khi mang trên mình vẻ đẹp của một vùng sông nước trù phú đủ các sản vật tôm cá, đặc biệt không thể không nhắc đến những hàng dừa xanh rít như một khu rừng phủ khắp một miền sông nước bao la của người dân Cẩm Thanh.

Nghề chỉ có ở đêm phố Hội

Nghề chỉ có ở đêm phố Hội

“Trời về khuya mỗi lúc càng lạnh hơn. Gió sông Hoài thổi vào mang theo những thổn thức thoảng vào hồn người. Những “chính khách” lưu lại làm đêm thêm ấm nồng. Trẻ nhỏ, người già vẫn ngồi đấy hiu hắt trong tiếng tò he đất “te te”, trong ánh đèn lồng rực sáng không gian phố Hội. Trong đêm vắng, thân già, trẻ nhỏ vẫn cần mẫn mưu sinh. Bóng người thưa thớt trong sương khuya.

Hội An - Giải pháp kinh tế sinh thái thích ứng biến đổi khí hậu

Hội An - Giải pháp kinh tế sinh thái thích ứng biến đổi khí hậu

Thành phố di sản Hội An đang “đau đầu” với bài toán thương mại hóa bờ biển bằng mọi giá để kéo kinh tế đi lên hay ghìm bước để giữ mình, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều sáng kiến đã nảy sinh trong phút quyết định khó khăn…

Huyền thoại một dòng sông

Huyền thoại một dòng sông

Có một dòng sông hồn hậu và nên thơ đã đi vào huyền thoại, ký ức của biết bao thế hệ người dân xứ Quảng, ấy là sông Thu Bồn. Trên mỗi miền đất và dọc dài những cảng thị, phố cổ mà nó đi qua, dòng sông huyền thoại ấy luôn để lại những dấu ấn văn hóa sâu đậm, làm nên nét đặc trưng cho mỗi vùng, miền. Từng có người ví sông Thu Bồn của xứ Quảng như sông Hằng của Ấn Độ, bởi nó không chỉ bồi đắp phù sa góp phần làm nên châu thổ, mà còn là hình ảnh của lịch sử từ ngàn xưa cho đến ngày nay, mang trong mình một nền văn hóa bản địa được tiếp nối qua nhiều thế hệ.

Sông Hoài - đời chèo ghe

Sông Hoài - đời chèo ghe

Người cao nhất năm nay cũng đã ngoài 90, người trẻ cũng nằm trong độ tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng hết thảy họ đều đã có thâm niên mấy chục năm ròng rã với cuộc “hành trình” đánh bắt cá trên sông cùng cái duyên bén với nghề chèo ghe đưa rước khách du lịch trên dòng sông Hoài. Cái nghiệp không chỉ đem lại cuộc sống no đủ mà hình ảnh của những cụ ông, cụ bà hành nghề chèo ghe còn mang đến cho Du lịch Hội An một làn sinh khí mới trong công cuộc quảng bá hình ảnh du lịch đến bạn bè quốc tế.

Nơi hội tụ tinh hoa

Nơi hội tụ tinh hoa

Hội An đến đầu thế kỷ 20 còn là nơi hội tụ những nhà yêu nước, những trí thức lớn không chỉ quê ở Hội An mà còn ở khắp mọi nơi.

Khí tiết nhà Hội An học

Khí tiết nhà Hội An học

Nếu không bị cơn đột quỵ tai ác cướp đi mạng sống vào năm 1996, năm nay nhà Hội An học uyên thâm Nguyễn Bội Liên cũng đã qua tuổi 100.

Người chạy nhanh nhất Đông Dương

Người chạy nhanh nhất Đông Dương

Trong ngôi nhà hai tầng nằm gần cổng Trường trung cấp điện Hội An, cụ Hồ Cường bắt tôi phải uống cùng ông một vài lon bia “thì mới nói chuyện được”. Cụ năm nay đã bước vào tuổi 94!

Huyền thoại Năm Thêm - Cao Hồng Lãnh

Huyền thoại Năm Thêm - Cao Hồng Lãnh

Lúc sinh thời, Giáo sư Huỳnh Lý từng nói: “Những người Hội An có ảnh hưởng nhất từ trước đến nay, ngoài anh em nhà Tự Lực Văn Đoàn thì phải kể đến ông Phan Thêm - Cao Hồng Lãnh”.

Những người lưu giữ ký ức

Những người lưu giữ ký ức

Sau gần một thế kỷ cầm máy, cụ Vĩnh Tân và con ông là Thái Tế Thông đã lưu giữ một kho tàng vô giá gồm hàng nghìn bức ảnh quý.

Bảo tồn di tích kiến trúc ở Hội An khó khăn và thách thức

Bảo tồn di tích kiến trúc ở Hội An khó khăn và thách thức

Bảo tồn di sản kiến trúc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng đến xây dựng thành công Hội An thành phố Sinh thái - Văn hoá - Du lịch. Trong những năm qua với sự nổ lực chung của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, công tác bảo tồn di sản kiến trúc ở Hội An đã đạt được những kết quả lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, công tác bảo tồn di sản kiến trúc ở Hội An đang đứng trước những khó khăn và thách thức.

Kinh tế xã hội Hội An trong quý I năm 2012

Theo thông tin từ Văn phòng HĐND-UBND Thành phố Hội An, trong quý I năm 2012, tổng doanh thu nghành Thương mại - Du lịch đạt gần 685.500 triệu đồng, tăng 3,72% so với cùng kỳ. Tổng lượng khách đến Hội An là 424.115 lượt, đạt 99,75%; trong đó khách quốc tế tăng 1,44%, nhưng khách nội địa mới đạt 97,76%. Tổng lượt khách lưu trú là 177.536 lượt, tăng 1,92% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế chiếm đa số, với 155.623 lượt. Tổng lượt khách tham quan là 340.651 lượt, tăng 0,96% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 233.094 lượt.

Chuyện ở “hành tinh xanh”

Chuyện ở “hành tinh xanh”

“Đặt chân đến Cù Lao Chàm, nếu ai đó xách theo một cái túi nilông, ngay lập tức sẽ nhận được những cái nhìn thiếu thiện cảm, thậm chí còn lạ lẫm - như thể con người này đến từ thế giới nào xa lạ”. Trung tá Ngô Minh Tiến, Đồn trưởng Đồn BP Cù Lao Chàm cảnh báo khi tôi bước chân lên tàu từ cảng Cửa Đại, Hội An ra đảo. Tôi thích cái cách anh gọi Cù Lao Chàm là “hành tinh xanh”.

Định hướng cho nông dân

Định hướng cho nông dân

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã định hướng cho nông dân phát triển kinh tế gắn với đặc điểm của địa phương và bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực với điển hình ở phường Thanh Hà (TP.Hội An).



Các tin khác